Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 34

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 34: Dòng điện xoay chiều bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được sụ phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
  • Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
  • Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách: cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn Led để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện
  • Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

2. Kĩ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học

4. Hình thành và phát triển phẩm chất , năng lực cho học sinh.

Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm.

II- Đồ dùng.

1- Giáo viên:

- 1 bộ thí nghiệm ảo chiếu cho học sinh quan sát. Máy chiếu TN ảo /sgk.

- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.

Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:

A. Luôn luôn tăng. C. Luân phiên tăng, giảm.

B. luôn luôn giảm. D. Luôn luôn không đổi.

Câu 2: Dòng điện xoay chiều là dòng điện:

A. đổi chiều liên tục không theo chu kì.

B. luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kì.

C. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại.

D. cả A và C.

Câu 3: Trong các trường hợp sau trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện nạp cho acquy.

B. Dòng điện qua đèn LED.

C. Dòng điện làm quạt trần quay theo một chiều xác định.

D. Dòng điện trong đèn pin phát sáng.

- Đáp án - biểu điểm phiếu học tập:

Câu 1: C

Câu 2: B Câu 3: C

2- Học sinh: Mỗi nhóm: Bảng phụ

III. Phương pháp. Mô hình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.

* . Khởi động.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

-1 HS trả lời câu hỏi:

-HS ở dưới theo dõi và nhận xét câu trả lời.

-Thảo luận, trả lời theo ý hiểu.

(?) Nhắc lại các trường hợp xuất hiện dòng điện cảm ứng?

(?) Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?

- Cho HS nhận xét, sửa chữa.

- Đặt câu hỏi:

(?) Giải thích ý nghĩa ký hiệu DC 6V và AC 220V trên máy thu thanh?

* Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu trong trường hợp nào thì dòng điện cảm ứng đổi chiều.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- Quan sát thí nghiệm hình 33.1 (SGK-T90).

- Quan sát đèn nào sáng trong 2 trường hợp:

+ Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

+ Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.

- Thảo luận, trả lời câu hỏi:

- Rút ra kết luận.

- Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

- Chiếu thí nghiệm để HS quan sát.

- Đặt câu hỏi thảo luận:

(?)Có phải cứ mắc đèn LED vào nguồn điện là nó phát sáng không?

(?) Vì sao phải mắc 2 đèn LED song song và ngược chiều?

(?) Đèn LED luân phiên phát sáng chứng tỏ điều gi?

(?) Khi nào thì dòng điện trong cuộn dây đổi chiều?

- Tổ chức HS thống nhất kết quả và rút ra kết luận.

- Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.

(?) Dòng điện xoay chiều có chiều biến đổi như thế nào?

- Cho HS tìm hiểu dòng điện xoay chiều tồn tại ở đâu.

* Chốt kiến thức: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.

- Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều.

Đánh giá bài viết
1 150
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm