Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 18
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 18: Tổng kết chương 1 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS tự ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản của chương “Điện học”, đặc biệt là các nội dung về điện trở của dây dẫn, định luật Ôm, định luật Jun – Len xơ.
- Vận dụng những kiến thức trên để làm một số bài tập tổng hợp.
2. Kỹ năng: Biết thống kê, hệ thống kiến thức.
Biết sắp xếp, bố trí các đơn vị kiến thức theo một hệ thống logic, hợp lí cho bản thân.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tinh thần tự học.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập theo yêu cầu.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài ở nhà của học sinh)
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||
Hoạt động1: Trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị | |||||
GV: kiểm tra việc chuẩn bị trả lời phần tự kiểm tra để phát hiện những kiến thức và kỹ năng mà HS chưa vững. GV: gọi 1, 2 HS trình bầy câu trả lời đã chuẩn bị của phần tự kiểm tra. GV: yêu cầu HS trao đổi, thảo luận những câu kiên quan tới kiến thức, kỹ năng mà HS còn chưa vững và khẳng định câu trả lời cần có. GV: Chốt lại kiến thức của chương I gồm + 2 định luật: Định luật ôm. Định luật Jun-Lenxơ. + Điện trở của: 1 dây dẫn. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song. + Công suất, công của dòng điện. + Các bp an toàn và tiết kiệm điện năng. * Chú ý: Sau mỗi câu hỏi, giáo viên lưu lại các nội dung quan trọng, ghi tóm tắt bằng công thức trên bảng. | * HĐ cá nhân: HS: Trả lời các câu từ 19 phần tự kiểm tra - Tự ôn lại các kiến thức cơ bản đã ôn tập. - Cá nhân HS nêu những biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng. - Ghi chép nội dung chính. 1: Ôn tập lý thuyết. HS:
(J) (cal) | ||||
Hoạt động 2: Làm các bài tập phần “ Vận dụng”. | |||||
GV chiếu các đề bài trắc nghiệm (Nội dung các câu 12,13,14,15). - Ycầu HS lựa chọn phương án đúng nhất và giải thích sự lựa chọn của bản thân. ? nhận xét, bổ sung * Lưu ý HS: Khi làm bài tập trắc nghiệm phải đọc kỹ nội dung, xác định đúng yêu cầu của câu hỏi để tránh nhầm lẫn. b. Bài tập tự luận. GV: Chiếu đề bài 16. ? Hãy lựa chọn phương án đúng? ? Giải thích tại sao lại chọn phương án đó? Gợi ý: Dựa vào CT: R= r GV chiếu đề bài 17/SGK. ? Hãy tóm tắt đề bài? GV: Định hướng cho HS cách giải: ? Khi R1 nối tiếp R2 thì Rtđ= ? ? Khi R1 song song R2 thì Rtđ= ? Chú ý: Nếu HS có kết quả ngược lại (R1= 10W, R2= 20W) cần giải thích rõ: Vai trò của R1, R2 như nhau→kết quả vẫn đúng. GV: Chiếu đề bài 20. Hỏi: Hãy tóm tắt đề bài? GV lưu ý HS: Dữ liệu cho ở phần nào thì ghi ở phần tóm tắt ấy. - Y/c HS trao đổi nhóm đôi? U giữa 2 đầu đường dây tải điện tính như thế nào? ? Ud tính bằng công thức nào? Cần tính đại lượng nào? tính thế nào? GV: Y/c HS báo cáo kết quả tính GV chốt: Khi tính U ở 2 đầu đường dây cần chú ý đến U trên dây tải điện. Gợi ý phần b, c → giao về nhà. | II. Vận dụng a. Các bài tập trắc nghiệm. - Đọc nội dung câu hỏi. - Lựa chọn phương án đúng và giải thích sự lựa chọn của bản thân. - Nhận xét, bổ xung cho ý kiến của bạn. * Đáp án: 12- C; 13- B; 14- D; 15 – A. b. Các bài tập tự luận. Bài 16: (T55) HS: Chọn D. Giải thích: Khi gập đôi dây dẫn l giảm 2 lần → R giảm 2 lần. Đồng thời, S tăng 2 lần → R giảm tiếp 2 lần. Vậy: R giảm 4 lần. → Câu D đúng. Bài 17/T55: - Đọc đề bài. Tóm tắt: U= 12V. R1 nối tiếp R2→I= 0,3A. R1 song song R2→I’= 1,6A. R1= ?; R2= ? HS: Tìm tòi cách giải: Khi R1 nối tiếp R2 thì: R1 + R2= 40W (1) Khi R1 song song R2 thì: = 7,5W (2) Từ (1); (2) → R1.R2= 300(W)(3). Kết hợp (1) và (3): R1+ R2= 40 R1.R2= 300 → R1= 30W; R2= 10W (hoặc R1 = 10W; R2= 30W) Bài 20 (T56). - Cá nhân HS đọc đề bài- tóm tắt - Trao đổi nhóm đôi: (5’) Tìm cách giải. a) U0 = U+ Ud; Ud= I.Rd; - Thay số vào hệ thống CT và tính: I= 22,5A. Ud = 22,5.0,4= 9(V). U0= U+Ud= 220+9= 229V. |