Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 35

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 35: Máy phát điện xoay chiều bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều chỉ ra được roto và stato của mỗi loại máy.
  • Trình bày được nguyên tác hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
  • Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.

2. Kĩ năng: Quan sát, mô tả trên hình vẽ, thu nhận thông tin từ SGK.

3. Thái độ: thấy được vai trò của vật lý học →yêu thích môn học.

4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm .

II- Đồ dùng.

1- Giáo viên: Máy chiếu TN ảo /sgk.

- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.

Câu 1: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:

………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng gì?

………………………………………………………………………………………………………

III. Phương pháp. Thực nghiệm, mô hình, nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.

*. Khởi động.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- 1 HS trả lời câu hỏi:

- HS khác nhận xét.

- Thảo luận, trả lời câu hỏi xác định vấn đề cần nghiên cứu:

(?) Khi nào trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

- Đặt câu hỏi: Để tạo ra dòng điện cần phải có thiết bị nào?

(?)Máy phát điện nhỏ ở địa phương e có những bộ phận nào? Làm thế nào nó tạo ra dòng điện

* Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chúng khi phát điện.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- Quan sát hình 34.1 và 34.2 (SGK-T93) kết hợp mô hình máy phát điện.

- Tìm hiểu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều.

- Thảo luận nhóm trả lời câu C1, C2.

C1: Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.

Khác nhau: Một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên; loại thứ 2 có cuộn dây quay, nam châm đứng yên. loại có cuộn dây quay còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét.

C2: Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng, giảm.

- Rút ra kết luận về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

- Nêu yêu cầu cần tìm hiểu. Chiếu mô hình máy phát điện

- Cho các nhóm thảo luận, trả lời câu C1, C2.

- Có thể hỏi thêm:

+ Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính?

+ Vì sao các cuộn dây của cuộn dây lại quấn quanh lõi sắt?

- Tổ chức HS thảo luận nhóm rút ra kết luận về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

* Chốt kiến thức:

- Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.

- Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm