Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 46

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 46: Thấu kính phân kì bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức;

  • Nhận dạng được thấu kính phân kì.
  • Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm và song song với trục chính) qua TKPK.
  • Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.

2. Kĩ năng:

  • Biết tiến hành thí nghiệm bằng các phương pháp như bài TK hội tụ. Từ đó rút ra được đặc điểm của thấu kính phân kì.
  • Rèn được kĩ năng vẽ hình.

3. Thái độ: Nghiêm túc, cộng tác với bạn để thực hiện thí nghiệm

II. Đồ dùng.

1- Giáo viên:

  • Máy tính, máy chiếu TN ảo /sgk.
  • Nội dung phiếu học tập:

2- Học sinh: Bộ đồ dùng học tập để kẻ vẽ.

III. phương pháp. Vấn đáp, hoạt động nhóm, mô hình.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định. .

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.

Khởi động. Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập

Hoạt động củ HS

Trợ giúp cua GV

- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

(?) Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hôi tụ?

- HS ở dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- Trả lời câu hỏi theo ý hiểu.

- Đặt câu hỏi.

- Gọi 1 HS lên bảng trả lời.

- Đánh giá, cho điểm.

-Đặt câu hỏi nêu vấn đề:

(?) Thấu kính có đặc điểm gì khác so với thấu kính hội tụ?

3Bài giảng.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm thấu kính phân kì

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- Quan sát và rút ra nhận xét về thấu kính phân kì.

C1: Có 3 cách nhận biết thấu kính hội tụ:

- Trả lời câu C2: chỉ ra điểm khác nhau giữa thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ.

C2: Thấu kính hội phân kỳ: Có độ dày phần rìa mỏng hơn phần giữa.

- Quan sát dụng cụ và tìm hiểu cách làm.

- Dự đoán:

(?) Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì?

- Quan sát kết quả thí nghiệm

C3: Chùm tia ló chùm tia phân kì nên thấu kính gọi là thấu kính phân kì.

- Nhận biết kí hiệu của thấu kính phân kì, vẽ kí hiệu lên bảng

- Nêu yêu cầu và gợi ý: dựa vào đặc điểm thấu kính hội tụ để nhận biết.

-Chiếu hình 44.2

- Yêu cầu HS so sánh độ dày phần rìa và phần giữa của hai loại thấu kính.

-Yêu cầu nêu dụng cụ

-Chiếu thí nghiệm hình 44.1 và yêu cầu HS rút ra nhận xét.

- Thông báo và vẽ kí hiệu của thấu kính phân kì.

* Chốt kiến thức: Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. Cho chùm tia ló phân kì.

Hoạt động 2: Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- Quan sát lại thí nghiệm hình 44.1 (SGK-T119)

- Thảo luận, trả lời câu C4.

- Trả lời câu hỏi:

- Tìm hiểu khái niệm quang tâm.

- Trả lời câu hỏi:

(?) Quang tâm của thấu kính phân kì là gì?

(?) Tia sáng bất kỳ qua quang tâm thì tia ló có đặc điểm gì?

- Trả lời câu C5, C6.

- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

(?) Mỗi thấu kính phân kì có mấy tiêu điểm? Vị trí cuả chúng có đặc điểm gì?

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi:

(?) Tiêu cự của thấu kính phân kì là gì?

-Nêu đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ.

- Yêu cầu HS trả lời câu C4.

(?) Trục chính của thấu kính phân kì là gì?

-Hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì.

-Mỗi khái niệm cho học sinh nêu, biểu diễn trê hình vẽ.

- Yêu cầu HS nêu đặc điểm đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.

* Chốt kiến thức: Tia tới song song với trục chính thì lia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

- Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

Đánh giá bài viết
3 152
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm