Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 33

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 33: Ôn tập bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

  • HS được hệ thống hoá các kiến thức về điện từ: nam châm, từ trường, lực điện từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, ĐK xuất hiện dòng điện cảm ứng.
  • Rèn luyện cho HS kỹ năng giải bài tập về điện từ học, giải thích được một số trường hợp cụ thể.
  • Hứng thú học tập

II. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập

HS: Ôn tập phần điện từ.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài

3. Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết

GV đưa nội dung câu hỏi yêu cầu HS thảo luận trước lớp trả lời:

Phát biếu chiều quy ước về đường sức từ?

?quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì: Phát biểu quy tắc nắm tay phải

? quy tắc bàn tay phải dùng để làm gì? Phát biểu quy tắc bàn tay trái?

Nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?

GV chốt lại nội dung cơ bản của điện từ học?

I. Ôn tập lý thuyết:

-Quy tắc nắm tay phải:

- Quy tắc bàn tay trái:

- Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng

-nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều

HS thảo luận các câu hỏi của GV

-Từng HS trả lời

-HS nhận xét

Hoạt động II: Bài tập

Bài tập số 1: Hãy xác định chiều đường sức từ, chiều dòng điện, chiều của lực điện từ trong mỗi hình vẽ sau đây:

- GV đưa bài tập trên bảng

Trong mỗi hình đã cho cần xác định yếu tố nào? sử dụng kiến thức nào?

Yêu cầu một HS lên bảng thực hiện

Gv chỉnh sửa và chốt lại cách xác định

bài tập 2: a. Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào

b. Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh đó bị từ hóa. Làm thế nào để biết được thanh nào đó bị từ hoá nếu không dùng dụng cụ nào khác ngoài hai thanh đó

Gv yêu cầu HS thảo luận tìm lời giải cho bài tập

GV chuẩn lại kiến thức và hướng dẫn HS làm bài

GV chốt lại kiến thức phần điện từ

II. Bài tập:

HS đọc và phân tích tìm yếu tố cần bổ sung trong mỗi hình

HS độc lập làm bài vào vở

3 HS lên bảng xác định yếu tố ở mỗi hình

Dưới lớp nhận xét

Bài tập 2:

Giải

a. Do kim nam châm luôn định hướng Bắc – Nam, nên có thể coi trái đất là nam châm. Cực từ Bắc trùng với cực Nam địa lí; Cực từ Nam trùng với cực Bắc địa lí.

b. Đặt hai thanh vuông góc rồi đưa dần một đầu của thanh A đến gần miền chính giữa của thanh B. Nếu lực hút không đổi thì thanh A đó bị nhiễm từ (từ hoá), nếu lực hút thay đổi thì thanh B đó bị từ hoá

Cho HS trao đổi trước l ớp

Đại diện vài HS giải thích

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm