Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nào thì AM + MB = AB?

Chuyên đề Toán học lớp 6: Khi nào thì AM + MB = AB? được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 6 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Khi nào thì AM + MB = AB

A. Lý thuyết

1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?

Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AB = AM + MB. Ngược lại, nếu AB = AM + MB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Ví dụ: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết , tính độ dài đoạn thẳng MB?

Giải: Vì điểm M nằm giữa A và B thì AB = AM + MB.

Thay AM = 3cm, AB = 8cm, ta được: 3 + MB = 8 ⇒ MB = 8 - 3 = 5(cm)

2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất

Muốn đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trước hết ta phải gióng một đường thẳng đi qua hai điểm đó rồi dùng thước cuộn bằng vải hoặc thước cuộn bằng kim loại.

+ Nếu khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất nhỏ hơn độ dài thước cuộn thì chỉ cần giữ cố định một đầu thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ hai.

+ Nếu khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất lớn hơn độ dài thước cuộn thì sử dụng liên tiếp thước cuộn nhiều lần

+ Đôi khi người ta dùng thức chữ A có khoảng cách giữa hai chân là 1m hoặc 2m

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì:

A. PN + MN = PN B. MP + MN = PN

C. MP + PN = MN D. MP - PN = MN

Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì: MP + PN = MN

Chọn đáp án C.

Câu 2: Cho hai điểm A và B nằm trên tia Ox sao cho OA = 6cm, OB = 2cm. Hỏi trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

A. Điểm O B. Điểm B C. Điểm A D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

Vì A, B đều thuộc tia Ox và OB < OA (2cm < 6cm) nên B nằm giữa A và O.

Chọn đáp án B.

Câu 3: Cho O nằm giữa hai điểm A và B . Điểm I nằm giữa hai điểm O và B . Chọn câu đúng:

A. Điểm O nằm giữa hai điểm A và I B. Điểm A nằm giữa hai điểm I và B

C. Điểm I nằm giữa hai điểm A và B D. Cả A, C đều đúng

Trắc nghiệm: Khi nào thì AM + MB = AB

• Do O nằm giữa hai điểm A và B nên hai tia OA và tia OB đối nhau (1)

Lại có I nằm giữa hai điểm O và B nên suy ra tia OI và tia OB trùng nhau (2)

Từ (1) và (2) suy ra tia OA và tia OI đối nhau.

Vậy điểm O nằm giữa hai điểm A và I. Do đó A đúng.

• Do I nằm giữa hai điểm O và B nên tia IO và tia IB đối nhau (3)

Lại có O nằm giữa hai điểm A và I (chứng minh trên) nên suy ra tia IO và tia IA trùng nhau (4)

Từ (3) và (4) suy ra tia IA và tia IB đối nhau.

Vậy điểm I nằm giữa hai điểm A và B. Do đó D đúng.

Chọn đáp án D.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho điểm M nằm giữa A và B. Biết AM = 3cm, AB = 8cm. Tính MB

Đáp án

Trắc nghiệm: Khi nào thì AM + MB = AB

Vì điểm M nằm giữa A và B nên AB = AM + MB.

Thay AM = 3cm, AB = 8cm, ta có:

3 + MB = 8

⇒ MB = 8 - 3 = 5 (cm)

Vậy MB = 5 (cm)

Câu 2: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu:

a) AB + BC = AC

b) AC + CB = AB

c) BA + AC = BC

Đáp án

Trắc nghiệm: Khi nào thì AM + MB = AB

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 6: Khi nào thì AM + MB = AB?. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 6, Giải bài tập Toán lớp 6, Giải SBT Toán 6, Giải VBT Toán lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Toán 6

    Xem thêm