Sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 44

I/ Sinh sản vô tính là gì?

- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

II/ Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

1/ Phân đôi

- Đại diện: Động vật đơn bào và giun dẹp.

- Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân bằng cách tạo ra eo thắt.

2/ Nảy chồi

- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.

- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.

3/ Phân mảnh

- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp

- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.

4/ Trinh sinh

- Đại diện: Có ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có hiện tượng trinh sinh.

- Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội.

III/ Ứng dụng

1/ Nuôi mô sống

- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.

- Ứng dụng: nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.

2/ Nhân bản vô tính

- Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.

- Ví dụ: cừu Dolly, một số loài động vật như chuột, lợn, bò, chó…

- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:

+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.

+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 44

Câu 1: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?

  1. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
  2. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
  3. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
  4. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Câu 2: Sinh sản vô tính ở động vật là

  1. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  2. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  3. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  4. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 3: Sinh sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào?

  1. Trực phân và giảm phân.
  2. Giảm phân và nguyên phân.
  3. Trực phân và nguyên phân.
  4. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.

Câu 4: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là

  1. Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
  2. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
  3. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
  4. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

Câu 5: Hạn chế của sinh sản vô tính là

  1. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
  2. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
  3. Hạn chế của sinh sản vô tính là tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
  4. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 6: Nhân bản vô tính là quá trình:

  1. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, kích thích phát triển thành phôi
  2. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng, kích thích phát triển thành phôi
  3. Chuyển tinh trùng vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, kích thích phát triển thành phôi
  4. Chuyển tinh trùng vào tế bào trứng, kích thích phát triển thành phôi

Câu 7: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật là quá trình:

  1. Nguyên phân
  2. Giảm phân
  3. Thụ tinh
  4. Giảm phân và thụ tinh

Câu 8: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

  1. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  2. Luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  3. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  4. Luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng

Câu 9: Sinh sản vô tính theo cách phân đôi thường gặp ở:

  1. Động vật nguyên sinh
  2. Ruột khoang
  3. Côn trùng
  4. Bọt biển

Câu 10: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là chuyển nhân của tế bào

  1. Xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  2. Xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  3. Xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  4. Xôma, kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

C

B

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

A

B

----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sinh sản vô tính ở trong động vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 381
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm