Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận: Sinh trưởng ở động vật (phần 2)

Mời các em học sinh tham khảo và luyện tập với bài tập tự luận Sinh học lớp 11: Sinh trưởng ở động vật (phần 2). Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với nhiều dạng câu hỏi tự luận khác nhau, từ đó giúp học tốt môn Sinh học lớp 11 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Tại sao khi nuôi cá rô phi, người ta thường thu hoạch cá sau một năm, khi cá đạt khối lượng 1,5 – 1,8 kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ hai để có sản lượng cao hơn?

Trả lời:

Cá rô phi chỉ nên thu hoạch sau một năm, khi khối lượng của mỗi cá thể đạt 1,5 – 1,8 kg vì đây là thời điểm cá rô phi chạm ngưỡng tối đa về tốc độ sinh trưởng. Sau giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của cá sẽ giảm xuống nên nếu tiếp tục nuôi sang năm thứ hai, mặc dù cho năng suất cao hơn nhưng so với việc bị thâm hụt do chi phí cho thức ăn, công chăm sóc…. thì hiệu quả kinh tế mà nó mang lại vẫn thấp hơn hẳn.

Câu 2: Quá trình phát triển ở ếch bao gồm những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của mỗi giai đoạn.

Trả lời:

Cũng như các loài động vật khác, quá trình phát triển ở ếch trải qua hai giai đoạn: phôi và hậu phôi. Trong giai đoạn phôi, từ trứng sau thụ tinh sẽ phân chia và phân cắt cho phôi nang, phôi vị gồm 3 lá phôi rồi từ các lá phôi phát sinh nên các mầm cơ quan. Trong giai đoạn hậu phôi, trứng nở ra nòng nọc sống tự do trong môi trường nước, sau đó trải qua biến thái, nòng nọc đứt đuôi và phát triển thành ếch.

Câu 3: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ kém phát triển?

Trả lời:

Iôt là một trong những thành phần cơ bản cấu tạo nên tirôxin. Do đó, thiếu iôt sẽ dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin sẽ làm giảm quá trình chuyển hoá vật chất và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người sẽ chịu lạnh kém. Mặt khác, thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non sẽ bị chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm sút mạnh và trí tuệ kém phát triển.

Như vậy, VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Bài tập tự luận: Sinh trưởng ở động vật (phần 2). Việc nắm vững kiến thức về từng chuyên đề cũng như luyện tập các bài tập về chuyên đề đó sẽ giúp các em học sinh hiểu bài sâu hơn cũng như vận dụng để làm bài tập cho những phần tiếp theo tốt hơn.

Ngoài tài liệu Sinh học mà VnDoc đã đăng tải ở trên, mời các bạn học sinh tham khảo thêm: Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải bài tập Vật lý lớp 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11 để có kiến thức tổng hợp và đầy đủ cho tất cả các môn học. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm