Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận Sinh học 11: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (Phần 1)

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Bài tập tự luận Sinh học 11: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (Phần 1). Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Sinh học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Vì sao cây trên cạn nếu bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết?

Trả lời:

Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây sẽ rơi vào trạng thái thiếu ôxi. Lúc này, quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ đồng thời các chất độc hại dần tích luỹ trong rễ gây huỷ hoại lông hút - bộ phận chuyên hoá với chức năng hút nước và muối khoáng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cây không hấp thụ được nước, sự cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và nếu kéo dài, cây sẽ chết.

Câu 2: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ có trong ống đó có thể tiếp tục đi lên phía trên được không? Vì sao?

Trả lời:

Vì nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên bằng cách đi tắt ngang qua các lỗ bên, vào ống bên cạnh và di chuyển lên phía trên.

Câu 3: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao?

Trả lời:

Cây trong vườn

Trên bề mặt lá, lớp cutin là bộ phận có tác dụng che chắn, giảm thiểu tác động bất lợi của ánh sáng mặt trời lên các bộ phận chức năng bên trong của lá. Nói cách khác, cutin được xem như một lớp cách nhiệt. Lớp cutin càng dày (tầng bảo vệ càng kiên cố) thì quá trình thoát hơi nước qua cutin diễn ra càng hạn chế và ngược lại. Mặt khác, càng sống ở những nơi thoáng đãng như vùng đồi thì ánh sáng trực tiếp chiếu xuống bề mặt lá càng mạnh và để thích ứng, lớp cutin sẽ càng dày để tăng khả năng bảo vệ và ngược lại, những cây sống ở trong vườn thì thường là cây ưa bóng, quen sống dưới ánh sáng tán xạ nên lớp cutin trên bề mặt lá thường rất mỏng. Điều này cũng đồng nghĩa với cường độ thoát hơi nước qua cutin ở những cây sống trong vườn sẽ mạnh hơn so với cây trên đồi.

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất?

Trả lời:

Ưu trương là môi trường mà tại đó có nồng độ chất tan cao hơn so với nồng độ chất tan của môi trường lân cận.

Hiện tượng dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất là do hai nguyên nhân sau:

- Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như bơm hút, hút nước lên phía trên và làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.

- Nồng độ các chất tan như axit hữu cơ, đường đơn, đường đôi… (sản phẩm của hoạt động chuyển hoá vật chất trong cây và các ion khoáng luôn ở mức cao.

Câu 5: Cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây khác nhau ở điểm nào?

Trả lời:

Cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ các ion khoáng khác nhau ở điểm sau: Nếu như nước hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (di chuyển từ nơi có nồng độ nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có nồng độ nước thấp (nồng độ chất tan cao) thì ion khoáng hấp thụ vào rễ cây theo 2 cơ chế. Một là theo cơ chế thụ động (di chuyển từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion thấp). Hai là theo cơ chế chủ động (di chuyển từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao) đối với một số loại ion mà cây có nhu cầu lớn như kali và quá trình vận chuyển chủ động này cần tới sự tiêu tốn năng lượng (ATP).

Câu 6: Vì sao chúng ta cần phải bón phân với liều lượng hợp lí, tuỳ thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

Trả lời:

Mỗi giống cây và mỗi giai đoạn phát triển của cây đều có nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau. Mặt khác, có những cây được sinh trưởng trên đất giàu khoáng, có những cây lại lớn lên trong điều kiện khô cằn. Bởi vậy, chúng ta cần phải dựa vào những tiêu chí trên để lên liều lượng phân bón phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Việc bón phân hợp lí không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao mà còn góp phần rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm chi phí đầu vào và ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như các tàn dư hoá chất độc hại trong nông phẩm.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Bài tập tự luận Sinh học 11: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (Phần 1). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải bài tập Vật lý lớp 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm