Thước cặp là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thước cặp là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thước cặp là gì?

Trả lời:

Thước kẹp (hay còn gọi là thước cặp) là một dụng cụ đo đa năng dùng để đo khoảng cách, kích thước bên trong, kích thước bên ngoài, độ sâu của các vật dụng, thiết bị vật có hình hộp, hình trụ, hình trụ rỗng... Thước kẹp có tính đa dụng, phạm vi đo rộng, tính chính xác cao, dễ sử dụng, giá thành lại rẻ nên nó được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như cơ khí, xây dựng, chế tạo máy

1. Có mấy loại thước cặp

- Nhu cầu sử dụng thước cặp hiện nay là khá lớn, chính bởi vậy các nhà sản xuất đã không ngừng phát triển và tạo nên

những sản phẩm phù hợp với nhu cầu người dùng. Trên thị trường có 3 loại thước phổ biến bao gồm:

- Phân loại theo thiết kế

+ Thước cặp đồng hồ: Đo và hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số.

+ Thước cặp cơ khí: Đo và hiển thị kết quả trên vạch cơ khí được khắc trên thước.

+ Thước cặp điện tử: Hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử. Đây là loại hiện đại nhất trong 3 kiểu thước kẹp hiện nay.

- Mỗi loại thước cặp đều có những tính năng cùng điểm nổi bật riêng, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.

- Phân loại theo khoảng đo

- Bên cạnh chia thước cặp theo thiết kế, người ta còn phân chia thước cặp theo khoảng đo. Hiện nay, thước cặp có rất nhiều các phạm vi đo khác nhau điển hình 50mm, 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm... Khoảng cách giữa mỗi vạch bằng 1mm, để tiện cho công việc theo dõi kết quả.

- Với nhiều dải đo khác nhau giúp người dùng có thể xác định được nên chọn loại nào là hợp lý để đáp ứng nhu cầu sử dụng, tránh tốn kém.

2. Cấu tạo thước kẹp

Thước cặp được phân thành các loại khác nhau theo đặc điểm, độ chính xác,…nhưng nhìn chung hầu hết các loại thước cặp đều có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản sau:

+ Con trượt: di chuyển được để điều chỉnh cho đến khi chạm vào vật thể đo rồi kẹp chặt

+ Mỏ đo ngoài: hàm trước của thước

+ Mỏ đo trong: để đo kích thước trong của vật thể;

+ Mỏ đo chính: phần mũi nhọn của hàm đo

+ Vít giữ: khoá chuyển động của con trượt

+ Thanh đo: để độ sâu vật thể

- Cách đo Thước cặp:

+ Trước khi đo cần kiểm tra xem thước cặp có chính xác không.

+ Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không.

+ Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.

+ Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.

3. Ưu điểm của thước cặp

+Thước cặp có ưu điểm là linh động, thao tác sử dụng đơn giản nên có thể cho kết quả nhanh chóng, tiện tính toán.

Nhược điểm

+ Khi đo, thân thước cặp và đối tượng đo không thể cùng nằm trên 1 đường thẳng và thường tạo khoảng cách nhất định.

+ Khớp trước ở thước cặp sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo của thước o đối tượng đo phải chịu lực éo đến từ thanh trượt

+ Độ chia của thước cặp được xem là khá lớn nên khi đo các vật tư cơ khí nhỏ như bu lông, ốc vít sẽ không cho kết quả chính xác cao

4. Cách bảo quản thước cặp

+ Không được dùng thước kẹp để đo khi vật đang quay.

+ Không đo các mặt thô, bẩn.

+ Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.

+ Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.

+ Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước

+ Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới.

+ Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Thước cặp là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 33
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm