Trắc nghiệm Sử 12 bài 18
Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 12.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 bài: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954)
Câu 1. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946?
B. Lúc này viện quân Pháp vừa mới đến Hải Phòng, chưa kịp củng cố lực lượng, ta chủ động tiến công để tạo thế áp đảo, bất ngờ.
C. Sự nhân nhượng đã đến giới hạn, dân tộc ta không thể lùi thêm được nữa, không còn có sự lựa chọn nào.
D. Quân đội Pháp đã mở rộng đánh chiếm Hà Nội, ta không có sự lựa chọn nào khác.
Đáp án: C
Câu 2. Trong cuộc họp nào, Trung ương Đảng đã chọn ngày 19/12/1946 là ngày quyết định phát động toàn quốc kháng chiến?
A. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi ta kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
B. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi Hội nghị trù bị ở Đà Lạt thất bại (tháng 5/1946).
C. Cuộc họp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi đón phái đoàn Việt Nam trở về từ Hội nghị Phôngtennơblô.
D. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng tại Vạn Phúc - Hà Đông (tháng 12/1946).
Đáp án: D
Câu 3. Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau: "Chúng ta muốn ... , chúng ta ... nhân nhượng" (Hồ Chí Minh).
A. Độc lập, phải.
B. Tự do, đã.
C. Hòa bình, phải.
D. Thống nhất, đã.
Đáp án: C
Câu 4. Lập trường của ta trong quá trình đấu tranh ngoại giao với Pháp từ 1945 đến tháng 12 - 1946 là gì?
A. Yêu cầu Pháp phải tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. Muốn giải quyết vấn đề Việt Nam bằng giải pháp hòa bình, không muốn có chiến tranh.
C. Yêu cầu chính phủ Pháp phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những điều đã cam kết.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 5. Đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế" được đề ra trong văn kiện lịch sử nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946).
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12 -1946).
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 6. Vì sao ta chủ trương trường kì kháng chiến?
A. Tương quan lực lượng không có lợi cho ta, ta cần kháng chiến lâu dài để có thêm thời gian xây dựng, phát triển lực lượng.
B. Kháng chiến trường kì chính là để bẻ gãy chiến thuật đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp, khoét sâu vào những khó khăn của kẻ địch.
C. "Trường kì kháng chiến" là nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 7. Ta tiến hành kháng chiến chống Pháp trong hoàn cảnh nào?
A. Tình hình quốc tế bất lợi cho ta, phong trào cách mạng thế giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào trước sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh.
B. Cuộc chiến đấu của dân tộc ta hoàn toàn đơn độc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ.
C. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chỉ nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần của 2 nước Liên Xô và Trung Quốc.
D. Quốc tế III không có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa.
Đáp án: B
Câu 8. Bom ba càng do ai chế tạo?
A. Lê Tâm.
B. Trần Đại Nghĩa.
C. Hoàng Hanh.
D. Ngô Gia Khảm.
Đáp án: B
Câu 9. Ai là chỉ huy trưởng của Mặt trận Hà Nội trong thời gian từ tháng 12 -1946 đến tháng 2 - 1947?
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Vương Thừa Vũ.
C. Nguyễn Sơn.
D. Chu Huy Mân.
Đáp án: B
Câu 10. Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16?
A. Đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.
B. Tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; làm thất bại kế hoạch đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp.
C. Bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.
D. Tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.
Đáp án: B
Câu 11. Một trong những khẩu hiệu được đưa ra khi cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược đã bùng nổ trên quy mô cả nước?
A. "Tiêu thổ kháng chiến".
B. "Không một tấc đất bỏ hoang".
C. "Bảo vệ mùa màng để chiến thắng".
D. "Đoàn kết chống xâm lăng".
Đáp án: A
Câu 12. Vì sao trong thư gửi đồng bào Nam Bộ trước ngày đi Pháp dự cuộc Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Bác Hồ viết: "Đồng bào cả nước phải nhớ ơn đồng bào Nam Bộ"?
A. Vì đồng bào Nam Bộ đã góp gạo, gửi ra Miền Bắc góp phần quan trọng vào việc giải quyết nạn đói năm 1945.
B. Vì sự đóng góp công sức, tiền của của Nam Bộ trong những ngày đầu xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
C. Vì nhân dân Nam bộ đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Anh - Pháp làm cho Quân đội Anh phải rút khỏi Nam Bộ.
D. Vì cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ đã làm chậm kế hoạch xâm lược của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Đáp án: D
Câu 13. Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là:
A. Cuộc vận động cải cách giáo dục xóa bỏ nền giáo dục thực dân, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ Việt Nam.
B. Cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. Cuộc vận động nhân dân tham gia các lớp học để xóa mù chữ.
D. Cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới.
Đáp án: C
Câu 14. Thực dân Pháp gọi đường nào là "Con đường chết"?
B. Đường số 4.
C. Đường quốc lộ 1 (đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn).
D. Đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng.
Đáp án: B
Câu 15. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quy định độ tuổi được tham gia tuyển chọn vào các lực lượng chiến đấu (chống Pháp) là bao nhiêu?
A. 18 tuổi đến 25 tuổi.
B. 17 tuổi đến 35 tuổi.
D. 18 tuổi đến 45 tuổi.
Đáp án: D
Câu 16. Cuộc hành quân của cánh quân thủy do Com-muy-nan chỉ huy tiến lên Việt Bắc lần lượt qua nhũng địa danh nào?
A. Hà Nội ⇒ Khe Lau⇒ Đoan Hùng⇒ Chiêm Hóa.
B. Hà Nội ⇒ Đoan Hùng⇒ Chiêm Hóa ⇒ Khe Lau.
C. Hà Nội⇒ Đoan Hùng ⇒ Khe Lau⇒ Chiêm Hóa.
D. Hà Nội⇒ Đoan Hùng⇒ Khe Lau⇒ Tuyên Quang.
Đáp án: C
Câu 17. Cuộc tiến quân lên Việt Bắc của Pháp diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 10 - 7 - 1947 đến 19 - 12 - 1947.
B. Từ ngày 7 - 10 - 1947 đến 19 - 12 - 1947.
C. Từ ngày 17 - 10 - 1947 đến 29 - 12 - 1947.
D. Từ ngày 10 - 7 - 1947 đến 12 - 9 - 1947.
Đáp án: B
Câu 18. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đã khẳng định điều gì?
A. Đường lối kháng chiến của Đảng ta hoàn toàn đúng đắn.
B. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp đã hoàn toàn thất bại.
C. Quân dân ta đã phát huy triệt để sức mạnh tinh thần, ưu thế của chiến tranh du kích để đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của Pháp.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 19. Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 là:
A. Với chiến thắng này, ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường.
B. Chiến thắng đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp và buộc phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta.
C. Chiến thắng đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cuộc kháng chiến: ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính.
D. Là chiến dịch đầu tiên ta chủ động mở và giành thắng lợi lớn, có vũ động viên tinh thần kháng chiến quân dân cả nước.
Đáp án: B
Câu 20. Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào?
A. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950.
B. Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ.
C. Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc mùa đông 1947.
D. Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
Đáp án: C
Câu 21. Các "đại đội độc lập", "trung đội vũ trang tuyên truyền" ra đời và hoạt động trong thời gian nào?
A. Những năm 1947 - 1948.
B. Những năm 1948 - 1949.
C. Những năm 1947 - 1949.
D. Những năm 1948 -1950.
Đáp án: B
Câu 22. Vì sao Đảng ta chủ trương phân tán bộ đội chủ lực thành các đại đội độc lập?
A. Để phân tán lực lượng, tránh các cuộc tiến công tiêu diệt quy mô lớn của Pháp.
B. Để phù hợp với chiến thuật đánh du kích.
C. Để đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng chiến đấu tại chỗ, phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: C
Câu 23. Đại đoàn quân chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội ta là đại đoàn nào?
A. Đại đoàn 307. B. Đại đoàn 308. C. Đại đoàn 316. D. Đại đoàn 325.
Đáp án: B
Câu 24. Trong quá trình kháng chiến chống Pháp 1947 - 1950, Chính phủ ta đã tiến hành các biện pháp gì để giải quyết nhiệm vụ dân chủ?
A. Ban hành sắc lệnh giảm tô 25%.
B. Sắc lệnh hoãn nợ, xóa nợ của nông dân với địa chủ.
C. Tạm cấp ruộng đất vắng chủ, đất bỏ hoang cho nông dân.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 25. Chính phủ ta tiến hành cải cách giáo dục vào thời gian nào?
A. Tháng 7/1950. B. Tháng 5/1950. C. Tháng 9/1949. D. Tháng 9/1950.
Đáp án: A
Câu 26. Âm mưu của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc tháng 10/1947?
A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, triệt phá kinh tế, kho tàng, quân chủ lực của ta; giành thắng lợi quân sự, xúc tiến âm mưu thành lập chính phủ bù nhìn.
B. Triệt phá kinh tế, kho tàng, quân chủ lục của ta, buộc ta phải đàm phán theo hướng có lợi cho chúng.
C. Giành thắng lợi quân sự để xúc tiến âm mưu thành lập chính phủ bù nhìn; chặn đứng tham vọng của các đế quốc khác ở Đông Dương.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: A
Câu 27. Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài", chứng tỏ điều gì:
A. Pháp đã mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương.
B. Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược.
D. Pháp đã chuyển sang thế phòng thủ chiến lược trên toàn Đông Dương.
Đáp án: C
Câu 28. Ai đã chỉ huy binh đoàn dù đổ quân xuống Việt Bắc trong chiến dịch thu đông 1947?
A. Sô-va-nhắc. B. Com-muy-nan. C. Sác-tông. D. Lơ Pa-giơ.
Đáp án: A
Câu 29. Nguyên tắc cải cách giáo dục được đưa ra năm 1950 là gì?
A. Khoa học. B. Dân tộc. C. Đại chúng. D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 30. Trong cuộc chiến đấu ở đô thị, thành phố nào kìm chân địch lâu nhất?
A. Hải Phòng, Đà Nẵng.
B. Hải Phòng, Huế, Nam Định.
C. Hà Nội.
D. Vinh.
Đáp án: C
Câu 31.Cuộc chiến đấu ở các đô thị diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ 19 – 12 -1946 đến 2 – 1947.
B. Từ 19 – 12 -1946 đến 10 – 1947.
C. Từ 19 – 12 -1946 đến 12 – 1947.
D. Từ 19 – 12 -1946 đến 12 – 1947.
Đáp án: A
Câu 32. Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài?
A. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng.
B. Từ đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch.
C. Hậu phương của ta chưa vững mạnh.
D. Tất cả các lí do trên.
Đáp án: D
Câu 33. Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ 7 - 11 đến 19 - 12.1947.
B. Từ 7 - 10 đến 19 – 12 - 1947.
C. Từ 7 – 10 đến 20 – 12 -1947.
D. Từ 16-8 đến 19- 12- 1947.
Đáp án: B
Câu 34. Cánh quân đầu tiên Pháp tiến công lên Việt Bắc là cánh quân nào?
A. Một bộ phận nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn.
B. Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc theo sông Hồng, sông Lô lên Thái Nguyên rồi vòng về Bắc Kạn.
C. Một bộ phận từ Lạng Sơn xuống Cao Bằng rồi vòng về Bắc Kạn.
D. Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Cạn.
Đáp án: A
Câu 35. Điền các địa danh trong chiến dịch Việt Bắc vào chỗ trống trong câu sau đây: "Trên sông Lô, quân dân ta phục kích tại..."
A. Khoan Bộ, Bông Lau.
B. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Bông Lau.
C. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lau.
D. Đoan Hùng, Bông Lau, Khe Lau.
Đáp án: C
Câu 36. Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?
A. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng.
B. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những xung đột vũ trang.
D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng.
Đáp án: D
Câu 37. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
A. Sáng 19 – 12 - 1946.
B. Trưa 19 - 12 -1946.
C. Chiều 19 – 12 - 1946.
D. Tối 19 - 12 -1946.
Đáp án: D
Câu 38. Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tự hào dân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 – 12 - 1946).
B. Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh.
D. A và B đúng.
Đáp án: A
Câu 39. Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Bản chỉ thị Toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh.
D. A và B đúng.
Đáp án: C
Câu 40. Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?
B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ ủng hộ từ bên ngoài.
C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Đáp án: D
Câu 41. Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến thể hiện 6 điểm nào?
A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta.
B. Mục đích cuộc khởi nghĩa của ta là chính nghĩa.
C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.
D. Chủ trương sách lược của Đảng ta.
Đáp án: A
Câu 42. Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở
A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.
B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta.
C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.
D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta.
Đáp án: D
Câu 43. Tác giả của tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" là
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Trường Chinh.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Võ Nguyên Giáp.
Đáp án: B
Câu 44. Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?
A. 5 – 2 - 1947. B. 16 – 2 - 1947. C. 17 – 2 - 1947. D. 18 - 2 - 1946.
Đáp án: C
Câu 45. Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là
A. Để vây hãm địch, đàm bảo cho việc chuyền quân của ta.
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận lực địch.
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến cho kháng chiến lâu dài.
D. A và B đúng.
Đáp án: C
Câu 46. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến - dài, toàn dân toàn diện.
D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.
Đáp án: C
Câu 47. Ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài
A. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển (cơ quan, máy móc...).
B. Tiến hành "tiêu thổ để kháng chiến".
C. Xây dựng lực lượng về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa).
D. Cả ba vấn đề trên.
Đáp án: D
Câu 48. Vì sao Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?
A. Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khóa chặt biên giới Việt - Trung.
B. Phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế.
C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
D. Cả ba vấn đề trên.
Đáp án: A
Câu 49. Đầu tháng 10 - 1947, thực dân Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công:
A. Bắc Kạn. B. Lạng Sơn. C. Cao Bằng. D. Việt Bắc.
Đáp án: D
Câu 50. "Ở hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch nhiều trận trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích ở...."
A. Đèo Bông Lau.
B. Chợ Mới, chợ Đồn.
C. Đoan Hùng, Khe Lau.
D. Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Đáp án: A
Câu 51. Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là:
A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch.
D. Làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Đáp án: D
Câu 52. Rút ra ý nghĩa lớn nhất cuộc chiến đấu của nhân dân trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 - đầu năm 1947)
A. Tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
B. Kìm chân địch, không cho chúng mở rộng vùng chiếm đóng
C. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá huỷ một số phương tiện chiến tranh
D. Thực hiện được kế hoạch vườn không nhà trống
Đáp án: A
Câu 53. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, thái độ của thực dân Pháp như thế nào?
A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước
B. Rút quân về nước đúng kế hoạch
C. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta
D. Đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa
Đáp án: D
Câu 54. "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch đối với tổ chức nào?
A. Trung đoàn thủ đô
B. Vệ quốc quân
C. Việt Nam giải phóng quân
D. Đội cứu quốc quân
Đáp án: A
Câu 55. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí:
A. Có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
B. Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
C. Ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.
D. Án ngữ hành lang Đông – Tây của Thực dân Pháp
Đáp án: A
Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Lý thuyết Lịch sử 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.