Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 38

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 38 trang 192: Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ nhất:

- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh chóng và tập trung cao. Họ phải chịu áp bức bóc lột nặng nề hơn.

- Công nhân đấu tranh không ngừng nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.

⇒ Trong hoàn cảnh đó ngày 28/9/1864, Hội liên hiệp lao động Quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập tại Luân Đôn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 38 trang 194: Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế như thế nào?

Trả lời:

Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế là:

- Là tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

- Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mac trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 38 trang 195: Cuộc cách mạng 18 – 3 – 1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh bùng nổ cuộc cách mạng 18 – 3 – 1871:

• Những năm 1850 - 1870, chủ nghĩa tư bản ở Pháp phát triển nhanh chóng: Sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đội ngũ công nhân ngày càng đông và tập trung.

• Những mâu thuẫn giai cấp vốn có trong lòng xã hội tư bản ngày càng gay gắt, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh của công nhân.

• 19 – 7 – 1870 Chính phủ Đế chế II gây chiến tranh với Phổ, chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ và kết quả là Pháp thất bại.

• Trong hoàn cảnh đó ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Đế chế, đòi thiết lập chế độ cộng hoà và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ. Giai cấp tư sản thành lập “Chính phủ Vệ quốc” nhưng khi phổ vào đã nhanh chóng đầu hàng.

• Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.

⇒ Ngày 18-3-1871, Quốc dân quân làm chủ thành phố, cách mạng thắng lợi.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 38 trang 196: Trình bày những chính sách thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

Những chính sách của Công xã Pa-ri:

- Ngày 26 – 3- 1871 chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ:

• Công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn.

• Kiểm soát chế độ tiền lương, giảm giờ làm, cấm cúp phạt công nhân.

• Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 196: Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất vào những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX.

Trả lời:

* Sự thành lập:

- Giữa thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân tăng nhanh và tập trung cao họ phải chịu áp bức bóc lột nặng nề hơn trước.

- Công nhân đấu tranh không ngừng nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.

⇒ Trong hoàn cảnh đó ngày 28/9/1864, Hội liên hiệp lao động Quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập tại Luân Đôn.

* Hoạt động

- Trong thời gian tồn tại Quốc tế thứ nhất tiến hành 5 đại hội

- Hoạt động chủ yếu nhằm:

• Truyền bá học thuyết Mác.

• Chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.

• Thông qua những nghị quyết: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.

- Quốc tế có nhiều đóng góp cụ thể giúp đỡ phòng trào công nhân.

- Năm 1876, Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán.

Bài 2 trang 196 Lịch Sử 10: Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

* Chứng minh Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới: Bản chất nhà nước kiểu mới của công xã Pa-ri được thể hiện qua cấu tổ chức và hoạt động thực tế:

- Ngày 26 – 3- 1871 chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ:

• Công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn.

• Kiểm soát chế độ tiền lương, giảm giờ làm, cấm cúp phạt công nhân.

• Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

* Ý nghĩa

- Công xã Pa-ri để lại “một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới” (Lê-nin)

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng