Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345

Dưới đây là khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345 và mẫu hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên mới nhất.

1. Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345

KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn học/hoạt động giáo dục ……………………………………………………; lớp …………..

Tên bài học: ………………………………………………………………….……; số tiết: ………

Thời gian thực hiện: ngày...tháng...năm...(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)

1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

  • Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.
  • Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).
  • Hoạt động Luyện tập, thực hành.
  • Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).

4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).

2. Kế hoạch dạy học lớp 4 theo CV 2345

Mẫu kế hoạch bài dạy Toán 4 sách Kết nối tri thức

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 - LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

  • Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp và phát triển năng lực.
  • Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ:

+ Đếm từ 1 đến 10.

+ Đếm theo chục từ 10 đến 100.

+ Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000.

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập :

- Mục tiêu:

+ Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số.

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- GV lấy ví vụ hai phép so sánh đầu tiên:

a) 9 897 < 10 000

(Vì số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số)

68 534 > 68 499

(Vì số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4)

- Học sinh làm các phép so sánh còn lại ra bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV chia nhóm 2.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Chọn câu trả lời đúng.

a) Số bé nhất trong các số 20 107; 19 482; 15 999; 18 700 là:

A. 20 107 B. 19 482

C. 15 999 D. 18 700

b) Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 8?

A. 57 680 B. 48 954

C. 84 273 D. 39 825

c) Số dân của một phường là 12 967 người. Số dân của phường đó làm tròn đến hàng nghìn là:

A. 12 900 B. 13 000

C. 12 000 D. 12 960

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào phiếu học tập.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn: So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419 để tìm ra số lớn nhất, số bé nhất

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”.

- 1HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu:

a) 9 897 < 10 000

(số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số)

68 534 > 68 499

(số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4)

34 000 > 33 979

(số 34 000 có chữ số hàng nghìn là 4; số 33 979 có chữ số hàng nghìn là 3)

b) 8 563 = 8 000 + 500 + 60 + 3

45 031 < 40 000 + 5 000 + 100 + 30

(Vì: 40 000 + 5 000 + 100 + 30 = 45 130)

70 208 > 60 000 + 9 000 + 700 + 9

(Vì: 60 000 + 9 000 + 700 + 9 = 69 709)

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

a) Đáp án đúng là: C

Số 20 107 có chữ số hàng chục nghìn là 2; các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 1.

Các số 19 482; 15 999; 18 700 có chữ số hàng nghìn lần lượt là 9; 5; 8

Do 5 < 8 < 9 nên 15 999 < 18 700 < 19 482

Vậy số bé nhất trong các số trên là 15 999

b) Đáp án đúng là: D

Số 39 825 gồm 3 chục nghìn, 9 nghìn, 8 trăm, 2 chục và 5 đơn vị.

c) Đáp án đúng là: B

Số 12 967 có chữ số hàng trăm là 9, do 9 > 5 nên khi làm tròn số 12 967 đến hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 13 000.

Bài 3:

- HS làm vào phiếu học tập

- Kết quả dự kiến:

Ta điền như sau:

6 547 = 6 000 + 500 + 40 + 7

35 802 = 30 000 + 5 000 + 800 + 2

50 738 = 50 000 + 700 + 30 + 8

96 041 = 90 000 + 6 000 + 40 + 1

Bài 4:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài:

So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419

Số 29 419 có chữ số hàng chục nghìn là 2, các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 3

Các số 36 785; 35 952; 37 243 có chữ số hàng nghìn lần lượt là: 6; 5; 7

Do 5 < 6 < 7 nên 35 952 < 36 785 < 37 243

Vậy: 29 419 < 35 952 < 36 785 < 37 243

- HS trình bày kết quả:

a) Ngày Thứ Tư thành phố A tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất (37 243 liều). Ngày Thứ Năm thành phố A tiêm được ít liều vắc-xin nhất (29 419 liều)

b) Viết tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc-xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất: Thứ Năm, Thứ Ba, Thứ Hai, Thứ Tư.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

+ GV tổ chức cho cả lớp tham gia chuyên mục “Đố em”.

Số 28 569 được xếp bởi các tính như sau:

Hãy chuyển một que tính để tạo thành số bé nhất

+ HS thực hiện nhóm đôi và tìm ra kết quả. Nhóm nào đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được khen thưởng.

- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm.

- HS tham gia.

- Dự kiến sản phẩm:

Em tiến hành chuyển que tính để tạo thành số: 20 568

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Mẫu kế hoạch bài dạy Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức

Tiếng Việt
Đọc: THANH ÂM CỦA NÚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả.
  • Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • GV: máy tính, ti vi
  • HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Mở đầu:

- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn bầu, đàn t’rưng, đàn đá,…

- HS thảo luận nhóm đôi

- GV gọi HS chia sẻ.

- HS chia sẻ

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

a. Luyện đọc:

- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.

- Bài chia làm mấy đoạn?

- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,...)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- Hướng dẫn HS đọc:

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Đến Tây Bắc,/ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió.;…

+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng...

- HS đọc

- Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn

- HS đọc nối tiếp

- HS lắng nghe

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc

b. Tìm hiểu bài:

- GV hỏi: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

- HS trả lời

- GV cho HS quan sát hình ảnh cái khèn, yêu cầu HS giới thiệu về chiếc khèn ( Vật liệu làm khèn; Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn ) .

- HS chỉ tranh và giới thiệu

- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

- HS thảo luận và chia sẻ

- Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về

tiếng khèn và người thổi khèn?

- HS trả lời

- Yêu cầu HS xác định chủ đề chính của bài đọc. Lựa chọn đáp án đúng.

- HS trả lời. (Đáp án C)

- GV kết luận, khen ngợi HS

3. Luyện tập, thực hành:

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm

- HS lắng nghe

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.

- HS thực hiện

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc và đất nước Việt Nam?

- HS trả lời.

- Nhận xét tiết học.

- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

3. Kế hoạch dạy học lớp 5 theo CV 2345

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm