Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thành phố Hồ Chí Minh 2024

Sáng 6/6, các thí sinh TP Hồ Chí Minh bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TPHCM năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn TPHCM 2024

I. ĐỌC HIỂU

a.

- Thời điểm: kỉ niệm 49 năm Thống nhất đất nước và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Chủ đề: Tôi yêu Tổ quốc tôi.

b.

HS chỉ ra 1 thành phần biệt lập có trong đoạn cuối.

Gợi ý:

- Thành phần phụ chú: vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

c.

Những câu thơ cho em thấy được hình ảnh những người lính ở đảo Trường Sa: họ có tuổi đời còn trẻ; mang trong mình nhiệt huyết và tình yêu đất nước mãnh liệt để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

d.

HS lựa chọn một hoạt động và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Vẽ tranh về đảo quê hương.

- Cuộc thi tìm hiểu biển đảo.

- Sáng tác thơ, văn về biển đảo quê hương.

Câu 2

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 500 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận: Biết nghĩ bằng con tim.

1. Mở bài: Biết nghĩ bằng con tim - Lời khuyên này tưởng chừng như trái ngược với quan niệm thông thường, nhưng lại ẩn chứa nhiều giá trị sâu sắc và ý nghĩa, mở ra cho chúng ta một góc nhìn mới mẻ về cuộc sống.

2. Thân bài:

a. Giải thích vấn đề:

- Biết nghĩ bằng con tim là tập trung cảm nhận, lắng nghe vấn đề bằng tình cảm, bằng cả sự chân thành.

- Biết nghĩ bằng con tim không đơn thuần là việc để cảm xúc chi phối lý trí, mà là sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và cảm xúc, giúp con người đưa ra những quyết định sáng suốt và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.

b. Phân tích

- Suy nghĩ bằng con tim giúp ta thấu hiểu và cảm thông với mọi người xung quanh.

+ Đặt mình vào vị trí của người khác, ta sẽ dễ dàng đồng cảm với những khó khăn, niềm vui và nỗi buồn của họ.

+ Từ đó, ta biết cách cư xử sao cho phù hợp, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp và xây dựng một xã hội đầy ắp yêu thương.

- Suy nghĩ bằng con tim cũng giúp ta trân trọng những giá trị tinh thần trong cuộc sống.

+ Thay vì chạy theo những giá trị vật chất phù phiếm, ta sẽ biết trân trọng những điều thương, hạnh phúc gia đình, tình bạn, tình thầy trò....

+ Những giá trị tinh thần này mới là nguồn động lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn và sống một cuộc sống ý nghĩa.

Biết nghĩ bằng con tim giúp ta nhìn nhận lại thái độ của mình trong cuộc sống, biết được niềm vui, nỗi buồn của mình ở đâu. Từ đó biết hàn gắn những nỗi đau và tìm được ý nghĩa của cuộc sống

=> Biết nghĩ bằng con tim giúp chúng ta thấu hiểu chính mình, làm chủ cuộc sống của mình

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

c. Phản đề

- Tuy nhiên, "biết nghĩ bằng con tim" không đồng nghĩa với việc gạt bỏ hoàn toàn lý trí. + Có những người sống quá cảm xúc, không suy nghĩ thấu đáo mà quyết định sai lầm.

+ Có những người sống quá lí trí khiến cuộc sống trở nên khô khan, lạnh lùng, vô cảm

=Lý trí là nền tảng giúp ta đưa ra những quyết định sáng suốt và có trách nhiệm. Khi kết hợp hải hòa giữa lý trí và cảm xúc, ta sẽ có những hành động đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh.

= Lời khuyên "biết nghĩ bằng con tim" của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một lời khuyên đắt giá cho cuộc sống. hi ta biết cách suy nghĩ bằng con tim, ta sẽ có một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

d. Liên hệ bản thân

3. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề

Câu 2.

HS lựa chọn 1 trong 2 đề và làm theo yêu cầu đề bài.

Dưới đây là gợi ý đề số 1.

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

- Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm nhân vật bé Thu dành cho cha. Từ đó liên hệ thực tế c

một tác phẩm khác cùng đề tài) để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi

2. Thân bài

a. Tình cảm nhân vật bé Thu dành cho cha

* Trước khi bé Thu biết ông Sáu là cha

- Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng thái độ khác thường:

ạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một

+ Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

+Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự

+ Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

+ Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.

+ Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đổ cả cơm. Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại. = Bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay. Chính cách chối từ tình cảm của ông Sáu đã cho thấy tình yêu thương thắm thiết của bé Thu giành cho cha mình. Đối với cô bé tiếng gọi cha rất thiêng liêng, không thể tùy tiện và trong hoàn cảnh cho rằng ông Sáu không phải cha mình, Thu nhất quyết cự tuyệt ông.

b. Sau khi bé Thu biết ông Sáu là cha mình

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng. Tiếng gọi bị

Kim nên suốt 8 năm. Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo. Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

->Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. bé không dấu sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba khiến mọi người xúc động.

=> Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

c. Liên hệ thực tế (hoặc tác phẩm khác cùng chủ đề) để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người

Học sinh có thể lựa chọn liên hệ thực tế hoặc liên hệ tác phẩm khác cùng chủ đề để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với con người. Sau đây là gợi ý.

- Liên hệ tác phẩm cũng chủ đề: Bếp lửa.

- Ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

+ Gia đình là điểm tựa, là nơi mang đến những bình yên, hạnh phúc cho mỗi cá nhân.

+ Gia đình là động lực để mỗi cá nhân phấn đấu.

+ Gia đình là nơi che chở, vỗ về, tiếp thêm sức mạnh để mỗi cá nhân phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách.

3. Kết bài

Tổng kết lại vấn đề.

2. Đề thi vào 10 môn Văn TPHCM 2024

Lịch thi vào lớp 10 TPHCM năm 2024 - Chi tiết

Lich thi vao lop 10 TPHCM nam 2024 - Chi tiet

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP HCM 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

HS lựa chọn 2 lợi ích.

Hai lợi ích khi để những suy nghĩ cất lên thành lời là:

- Mang đến sự chia sẻ, cảm thông.

- Sẽ tạo mối dây liên kết giữa người và người.

- Sẽ giúp lan truyền những điều tích cực đẹp để.

Câu 2:

Thành phần biệt lập: ơi Thành phần gọi đáp.

Câu 3:

HS dựa vào lời tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm và rút ra những hiểu biết của bản thân về tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến.

Gợi ý:

Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến:

- Họ phải sống trong mưa bom, bão đạn, chứng kiến sự hi sinh của những đồng đội xung quanh mình.

- Họ yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

- Họ trưởng thành, cứng cáp hơn trong thử thách gian lao nơi chiến trường.

Câu 4:

HS bày tỏ quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.

Gợi ý.

Đồng tình với ý kiến của tác giả “Tớ không trở thành ai khác/ Không ai khác có thể trở thành tớ"

Vì:

- Mỗi con người là một cá thể độc lập, riêng biệt cả về vẻ bề ngoài, lẫn tâm hồn, tính cách bên trong.

- Chúng ta cần sống là chính chúng ta chứ không phải bản sao hoàn hảo của một ai khác.

- Sống là chính mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa, hạn chế những điểm yếu.

=> Không gì đẹp đẽ hơn là được sống là chính mình và yêu thương chính mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận – Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời...

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Suy nghĩ tốt đẹp có thể hiểu là những suy nghĩ tích cực, đẹp về những hành động, lời nói,... với những người xung quanh mình. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp đó mới chỉ dừng lại ở trong tâm trí của con người chứ chưa được thể hiện dưới bất kì hình thức nào.

- Cất lên thành lời là lời nói được thể hiện ra bên ngoài và mọi người có thể nghe được, cảm nhận được. => Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời thì đồng nghĩa với việc những điều tốt đẹp sẽ không có cơ hội mang những giá trị đích thực của nó đến với những người xung quanh.

b. Bàn luận:

- Những suy nghĩ tốt đẹp khi được nói ra sẽ đem lại sự chia sẻ, cảm thông, sẽ giúp những người bất hạnh vượt qua được khó khăn, tổn thương.... Khi ta giúp đỡ một ai đó, ta nhận được lời cảm ơn của họ, điều đó làm ta hạnh phúc, thôi thúc ta tiếp tục làm việc tốt, cất lên những suy nghĩ tốt ) ở trong lòng để giúp đỡ được nhiều người hơn.

- Nhưng nếu những suy nghĩ đẹp đẽ đó không được cất thành lời sẽ:

+ Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời, con người sẽ không cảm nhận được sự chia sẻ, cảm thông.

+ Nếu những điều tốt đẹp chỉ dừng lại ở suy nghĩ thì sợi dây liên kết giữa người với người ngày càng bị kéo ra xa

+ Nếu những điều tốt đẹp chỉ nằm trong suy nghĩ thì những điều tích cực, tốt đẹp ấy sẽ không có cơ hội được lan truyền rộng rãi tới mọi người.

- Trong thực tế, nhiều người ra tay cứu giúp người gặp nạn nhưng lại không nhận được lời cảm ơn, thậm chí còn bị lợi dụng lòng tốt khiến họ dần trở nên ngờ vực trước những hoàn cảnh khó khăn mà trở nên vô cảm với xã hội.

- Học cách biến những suy nghĩ tốt đẹp thành hành động. Học cách thể hiện nó để nó phát huy được tốt nhất những giá trị của mình.

c. Liên hệ bản thân.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận.

Câu 2:

HS lựa chọn 1 trong 2 đề và làm theo yêu cầu của đề bài.

HS lựa chọn khổ thơ thể hiện tình yêu nước sao cho phù hợp.

Trong bài này, lựa chọn khổ thơ cuối văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Phạm Tiến Duật, tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

- Giới thiệu nội dung khổ cuối:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

2. Thân bài

2.1 Tình yêu nước của những người lính lái xe

Ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

– Với biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần , biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trưởng, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường.

– Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tảng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dưởng như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

=> Hình ảnh trái tim kết thúc bài thơ đã trở thành nhãn tự của cả bải, tỏa sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trưởng Sơn nói riêng và của cả thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

2.2 Tác động của khổ thơ đối với em

- Khổ thơ đã cho em thấy những khó khăn, thiếu thốn của những lính trong những năm kháng chiến: xe không kính, không đèn,...

- Nhưng bên cạnh những khó khăn, trong em càng cảm phục hơn nữa sự anh dũng, không sợ hi sinh cũng nhưng tình yêu nước cháy bỏng, mãnh liệt của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

- Qua đó cũng giúp em ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển, tương lai

+ Phải không ngừng nỗ lực, cố gắng học tập, bồi dưỡng tri thức cho bản thân.

+ Rèn luyện thân thể và đạo đức để trở thành công dân tốt.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

4. Đề thi vào 10 môn Văn TP HCM 2023

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm