Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

Giải Tập bản đồ Địa lí 10

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản với các bài tập bản đồ được giải chi tiết cùng cách trình bày khoa học hỗ trợ quá trình dạy và học môn Địa lý lớp 10.

Câu 1: Hãy nêu tên và đặc điểm của các phép chiếu hình bản đồ theo các hình dưới đây.

Trả lời:

Hình A:

- Phép chiếu phương vị đứng.

- Đặc điểm: Cho mặt chiếu tiếp xúc với cực của Địa Cầu sao cho trục của địa cầu vuông góc với mặt chiếu.

Hình B:

- Phép chiếu hình nón đứng.

- Đặc điểm: Mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt Địa Cầu sao cho trục của hình nón trùng với trục địa cầu.

Hình C:

- Phép chiếu hình trụ đứng.

- Đặc điểm: Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả Địa Cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa Địa cầu và hình trụ là vòng xích đạo.

Câu 2: Căn cứ vào hình dạng của mạng lưới kinh tuyến và vĩ tuyến (lưới chiếu) ở các hình dưới đây, em hãy xác định tên của các phép chiếu hình bản đồ. Nêu đặc điểm của mạng lưới kinh tuyến và vĩ tuyến của các phép chiếu hình đó.

Trả lời:

Hình A:

- Phép chiếu phương bị đứng.

- Đặc điểm: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực. Các vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm ở cực. Càng xa cực, khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng dãn ra.

Hình B:

- Phép chiếu hình nón đứng

- Đặc điểm: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

Hình C:

- Phép chiếu hình trụ đứng.

- Đặc điểm: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.

Câu 3: Hãy nêu sự khác nhau về cơ sở chiếu và đặc điểm của mạng lưới kinh, vĩ tuyến theo 3 phép chiếu: Phương vị đứng, phương vị ngang và phương vị nghiêng. (Dùng cho chương trình nâng cao).

Trả lời:

Phương vị đứng

Phương vị ngang

Phương vị nghiêng

Cơ sở chiếu

- Mặt chiếu tiếp xúc với Địa Cầu ở cực.

- Trục Địa Cầu vuông góc với mặt chiếu.

- Mặt chiếu tiếp xúc với Địa Cầu ở Xích đạo.

- Trục Địa Cầu song song với mặt chiếu.

- Mặt chiếu có thể tiếp xúc với bất kì điểm nào trên mặt Địa Cầu, trừ cực và Xích đạo

Đặc điểm mạng lưới kinh, vĩ tuyến

- Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.

- Các vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.

- Càng xa cự khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng dãn ra.

- Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, khoảng cách giữa các kinh tuyến tăng dần khi càng xa kinh tuyến giữa.

- Xích đạo là đường thẳng, các vĩ tuyến còn lại là những cung đối xứng nhau qua Xích đạo, khoảng cách giữa các vĩ tuyến tăng dần khi càng xa Xích đạo.

- Kinh tuyến là những đường cong đồng quy tại cực.

- Vĩ tuyến là những đường tròn không đồng tâm.

Câu 4: Trong các phép chiếu phương vị đứng, hình trụ đứng và hình nón đứng thì khu vực nào của Địa Cầu chính xác và khu vực nào kém chính xác? Các phép chiếu này thường được dùng để vẽ bản đồ các khu vực nào, các nước có hình dạng như thế nào?

Trả lời:

- Phép chiếu phương vị đứng:

+ Đảm bảo chính xác ở trung tâm bản đồ, càng xa trung tâm càng kém chính xác.

+ Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ ở khu vực quanh cực.

- Phép chiếu hình trụ đứng:

+ Phép chiếu này chỉ đúng ở vùng Xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác.

+ Thường được dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc các khu vực gần Xích đạo.

- Phép chiếu hình nón đứng:

+ Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa Cầu và mặt nón là chính xác, càng xa vĩ tuyến tiếp xúc càng kém chính xác.

+ Thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ đọ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì,…

Câu 5: Trong phép chiếu hình trụ ngang dưới đây, em hãy cho biết hình trụ tiếp xúc với đường kinh tuyến hay đường vĩ tuyến? Trong phép chiếu này đường kinh tuyến nào là chính xác? Để vẽ lãnh thổ Việt Nam phần đất liền nếu dùng phép chiếu này có tốt không? Tại sao? (Dùng cho chương trình nâng cao).

Trả lời:

- Trong phép chiếu hình trụ ngang, hình trụ tiếp xúc với đường kinh tuyến.

- Trong phép chiếu này đường kinh tuyến giữa (đường kinh tuyến tiếp xúc với hình trụ) là chính xác.

- Để vẽ lãnh thổ Việt Nam phần đất liền, có thể sử dụng phép chiếu này. Vì lãnh thổ Việt Nam hẹp ngang và kéo dài theo chiều kinh tuyến.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải tập bản đồ Địa lí 10

    Xem thêm