Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm tìm hiểu về các triều đại lịch sử phong kiến Việt Nam

Trắc nghiệm EQ có đáp án

Bạn có am hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam? Hãy thể hiện sự hiểu biết của mình qua Trắc nghiệm tìm hiểu về các triều đại lịch sử phong kiến Việt Nam trên VnDoc. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn!

Trắc nghiệm vui khám phá năng lực thị giác của bạn

Giỗ tổ Hùng Vương và những điều có thể bạn chưa biết!

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Triều đại nào dài nhất lịch sử phong kiến Việt Nam?
    5-cau-hoi-ve-trieu-dai-keo-dai-nhat-trong-lich-su-viet-nam

    Triều Hậu Lê được chia làm hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ 1428 đến 1527. Nhà Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789. Đây là triều đại phong kiến “từ tay trắng dựng nên nghiệp lớn”, tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.

    Triều Hậu Lê được thành lập sau khi Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh, gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo và lên làm vua; kết thúc vào năm 1789 khi nhà Thanh phát binh đánh Đại Việt theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống.

    Có tài liệu ghi triều đại này là nhà Lê, có tài liệu ghi là Hậu Lê để phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra.

  • Câu 2:
    Triều đại Hậu Lê trải qua bao nhiêu đời vua?
    Kết quả hình ảnh cho nhà hậu lê

    Triều đại Hậu Lê có tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng có 16 vua. Đây là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt.

    10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ bao gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Đây là thời kỳ các vua nhà Lê nắm trọn quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.

    Một số tài liệu chép nhà Lê sơ trải qua 11 đời vua. Vị vua còn lại được nhắc đến là Lê Nghi Dân, lên ngôi sau khi lật đổ Lê Nhân Tông. Nhưng chưa tròn một năm, ông đã bị các đại thần lật đổ vì cho rằng không có tài cán và mang tội phản nghịch. Sau khi bị lật đổ, ông bị giáng làm Lệ Đức hầu và sử sách thường không coi ông là vị quân chủ chính thống của nhà Hậu Lê.

    16 vị vua nhà Lê trung hưng bao gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).

  • Câu 3:
    Vì sao giai đoạn Lê sơ và Lê Trung Hưng lại bị gián đoạn 6 năm?
    Kết quả hình ảnh cho nhà hậu lê
  • Câu 4:
    Việt Nam dưới thời nhà Hậu Lê có tên là gì?
    Kết quả hình ảnh cho việt nam thời hậu lê

    Đại Việt sử ký toàn thư viết ngày 15/3/1428, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (tức thành Thăng Long vì ở Thanh Hóa có Tây Đô cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh).

    Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, vua thứ ba nhà Lý và kéo dài đến hết nhà Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly, người lật đổ nhà Trần lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu. Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427. Năm 1428, sau khi giành độc lập, Lê Lợi đã lại lấy tên Đại Việt làm quốc hiệu.

    Quốc hiệu Đại Việt tồn tại hết triều Hậu Lê và được giữ tới đời vua Gia Long nhà Nguyễn khi ông đổi tên nước thành Việt Nam vào năm 1804.

  • Câu 5:
    Dưới thời vua nào của nhà Lê sơ, Đại Việt đạt được nhiều thành tựu và phát triển thịnh vượng nhất?
    sai-duoi-thoi-vua-le-thanh-tong-dai-viet-phat-trien-cuc-ky-thinh-vuong

    Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, là vua trị vì lâu nhất nhà Lê sơ. Dưới thời kỳ Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt đạt được nhiều thành tựu, phát triển thịnh vượng ở mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến giáo dục, quân sự, lãnh thổ Đại Việt cũng được mở rộng đáng kể. Thời kỳ này thường được gọi là Hồng Đức thịnh trị.

    Trong sách Các triều đại Việt Nam, tác giả Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng đánh giá, Lê Thánh Tông là "ông vua ở ngôi gần như lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng điều đáng nhớ không phải vì ông ở ngôi lâu mà vì những đóng góp của triều vua này vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt cường thịnh thời đó”.

    Lê Thánh Tông luôn được các nhà sử học và người dân xem là vị hiền đế tài đức hiếm có trong lịch sử dân tộc.

  • Câu 6:
    Nhà Lê trung hưng có một vị vua đặc biệt, lên ngôi 2 lần. Đó là vua nào?
    dung-vua-len-ngoi-2-lan-la-le-than-tong
    Lê Thần Tông là vị vua thứ sáu của nhà Lê trung hưng. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh. Năm 1619, Lê Thần Tông được đưa lên làm vua sau khi Lê Kính Tông mất, khi đó ông mới 12 tuổi.

    Thần Tông làm vua 24 năm thì nhường ngôi cho con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 7 năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời nên thái thượng hoàng Lê Thần Tông trở lại làm vua lần thứ 2 cho đến năm 1662.

    Theo một số nhà nghiên cứu, Lê Thần Tông là người duy nhất trong số 108 vị vua chúa của 15 triều đại phong kiến Việt Nam có hai lần lên ngai vàng.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
46
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm EQ

    Xem thêm