Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tìm m để phương trình có 2 nghiệm

Chuyên đề Toán 9: Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt

Tìm m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt cung cấp cho các em lý thuyết chính kèm một số dạng bài tập tìm tham số m thỏa mãn điều kiện của phương trình bậc hai một ẩn có đáp án đi kèm cho các em tham khảo và vận dụng giải bài tập liên quan hiệu quả. 

A. Cách tìm m để phương trình có hai nghiệm

Cho phương trình bậc hai ax^{2} + bx + c
= 0ax2+bx+c=0 với a \neq 0a0.

Để phương trình có hai nghiệm thì \left\lbrack \begin{matrix}
\Delta \geq 0 \\
\Delta[Δ0Δ0.

Hệ thức Viète

Phương trình bậc hai tổng quát ax^{2} +
bx + c = 0;(a \neq 0)ax2+bx+c=0;(a0). Nếu phương trình có hai nghiệm phân biệt x_{1};x_{2}x1;x2 thì \left\{ \begin{matrix}
S = x_{1} + x_{2} = - \frac{b}{a} \\
P = x_{1}.x_{2} = \frac{c}{a} \\
\end{matrix} \right.{S=x1+x2=baP=x1.x2=ca

Đảo lại nếu hai số x_{1};x_{2}x1;x2 thỏa mãn \left\{ \begin{matrix}
S = x_{1} + x_{2} \\
P = x_{1}.x_{2} \\
\end{matrix} \right.{S=x1+x2P=x1.x2 thì x_{1};x_{2}x1;x2 là nghiệm của phương trình x^{2} - S.x + P = 0x2S.x+P=0 (điều kiện S^{2} - 4P \geq 0S24P0)

Các hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm thường được vận dụng giải toán là:

  • {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} = \left( x_{1}
+ x_{2} \right)^{2} - 2x_{1}.x_{2}x12+x22=(x1+x2)22x1.x2
  • {x_{1}}^{3} + {x_{2}}^{3} = \left( x_{1}
+ x_{2} \right)^{3} - 3x_{1}.x_{2}\left( x_{1} + x_{2}
\right)x13+x23=(x1+x2)33x1.x2(x1+x2)
  • {x_{1}}^{4} + {x_{2}}^{4} = \left(
{x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} \right)^{2} - 2{x_{1}}^{2}.{x_{2}}^{2} =
\left\lbrack \left( x_{1} + x_{2} \right)^{2} - 2x_{1}x_{2}
\right\rbrack^{2} - 2{x_{1}}^{2}.{x_{2}}^{2}x14+x24=(x12+x22)22x12.x22=[(x1+x2)22x1x2]22x12.x22
  • \left| x_{1} - x_{2} \right| =
\sqrt{\left( x_{1} - x_{2} \right)^{2}} = \sqrt{\left( x_{1} + x_{2}
\right)^{2} - 4x_{1}.x_{2}}|x1x2|=(x1x2)2=(x1+x2)24x1.x2
  • \frac{x_{1}}{x_{2}} + \frac{x_{2}}{x_{1}}
= \frac{{x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2}}{x_{1}.x_{2}} = \frac{\left( x_{1} +
x_{2} \right)^{2} - 2x_{1}x_{2}}{x_{1}.x_{2}}x1x2+x2x1=x12+x22x1.x2=(x1+x2)22x1x2x1.x2 với x_{1};x_{2} \neq 0x1;x20
  • \frac{1}{{x_{1}}^{2}} +
\frac{1}{{x_{2}}^{2}} = \frac{{x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2}}{\left(
x_{1}x_{2} \right)^{2}} = \frac{\left( x_{1} + x_{2} \right)^{2} -
2x_{1}x_{2}}{\left( x_{1}x_{2} \right)^{2}}1x12+1x22=x12+x22(x1x2)2=(x1+x2)22x1x2(x1x2)2 với x_{1};x_{2} \neq 0x1;x20
  • \left( x_{1} - x_{2} \right)^{2} =
\left( x_{1} + x_{2} \right)^{2} - 4x_{1}x_{2}(x1x2)2=(x1+x2)24x1x2

B. Bài tập tìm m để phương trình có hai nghiệm x1 x2

Đề bài 1: Cho phương trình x^{2} - (2m -
1)x + m - 1 = 0x2(2m1)x+m1=0

a. Giải phương trình với m =
\frac{5}{3}m=53

b. Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt

c. Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu

d. Tìm m để phương trình có hai nghiệm là hai số nghịch đảo của nhau

e. Tìm m để phương trình có hai nghiệm thỏa mãn 2x_{1} + 5x_{2} = - 12x1+5x2=1

f. Tìm m để phương trình có hai nghiệm thỏa mãn {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} = 1x12+x22=1

g. Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm x1 và x2 của phương trình

h. Tìm GTNN của \left| x_{1} - x_{2}
\right||x1x2|

i. Tìm GTLN của {x_{1}}^{2}\left( 1 -
{x_{2}}^{2} \right) + {x_{2}}^{2}\left( 1 - 4{x_{1}}^{2}
\right)x12(1x22)+x22(14x12)

k. Khi phương trình có hai nghiệm x_{1};x_{2}x1;x2, chứng minh biểu thức B = \frac{x_{1} - 1}{x_{1}.{x_{2}}^{2}} +
\frac{x_{2} - 1}{{x_{1}}^{2}.x_{2}}B=x11x1.x22+x21x12.x2 không phụ thuộc vào m.

Hướng dẫn giải

a. Giải phương trình với m =
\frac{5}{3}m=53

Với m = \frac{5}{3}m=53 ta có phương trình : x^{2} - \frac{7}{3}x + \frac{2}{3} =
0 \Leftrightarrow 3x^{2} - 7x + 2 = 0x273x+23=03x27x+2=0

\Delta = ( - 7)^{2} - 4.3.2 = 49 - 24 =
25 > 0 \Rightarrow \sqrt{\Delta} = 5Δ=(7)24.3.2=4924=25>0Δ=5 phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x_{1} = \frac{7 - 5}{6} =
\frac{1}{3};x_{2} = \frac{7 + 5}{6} = 2x1=756=13;x2=7+56=2

Vậy với m = \frac{5}{3}m=53 phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt là \frac{1}{3};213;2

b. Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt

Phương trình đã cho là phương trình bậc hai có \left\{ \begin{matrix}
a = 1 \\
b = 2m - 1 \\
c = m - 1 \\
\end{matrix} \right.{a=1b=2m1c=m1

Ta có: \Delta = (2m - 1)^{2} - 4.1.(m -
1)Δ=(2m1)24.1.(m1) = 4m^{2} - 8m + 4 + 1 = (2m -
2)^{2} + 1=4m28m+4+1=(2m2)2+1

(2m - 2)^{2} \geq 0\forall m(2m2)20m \Rightarrow \Delta = (2m - 2)^{2} + 1 \geq
1;\forall mΔ=(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị tham số m.

c. Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu

Phương trình có hai nghiệm trái dấu khi ac < 0 \Leftrightarrow 1(m - 1) < 0
\Leftrightarrow m < 1ac<01(m1)<0m<1

Vậy với m < 1m<1 thì phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu.

d. Tìm m để phương trình có hai nghiệm là hai số nghịch đảo của nhau

(2m - 2)^{2} + 1 \geq 1;\forall
m(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x_{1};x_{2}x1;x2với mọi mm

Theo định lí Viet ta có: x_{1}.x_{2} =
\frac{c}{a} = m - 1x1.x2=ca=m1

Phương trình có hai nghiệm là hai số nghịch đảo của nhau khi

x_{1}.x_{2} = 1 \Leftrightarrow m - 1 =
1 \Leftrightarrow m = 2x1.x2=1m1=1m=2

Vậy với m = 2m=2 thì phương trình đã cho có hai nghiệm là hai số nghịch đảo của nhau.

e. Tìm m để phương trình có hai nghiệm thỏa mãn 2x1 + 5x2 = -1

(2m - 2)^{2} + 1 \geq 1;\forall
m(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1 và x2­ với mọi m

Theo định lí Viet và đề bài ta có: \left\{ \begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = 2m - 1\ \ \ (1) \\
x_{1}.x_{2} = m - 1\ \ \ \ (2) \\
2x_{1} + 5x_{2} = - 1\ \ \ (3) \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2m1   (1)x1.x2=m1    (2)2x1+5x2=1   (3)

Nhân hai vế của (1) với 5 sau đó trừ các vế tương ứng cho (3) ta được:

5x_{1} + 5x_{2} - 2x_{1} - 5x_{2} = 10m
- 5 + 15x1+5x22x15x2=10m5+1

\Leftrightarrow 3x_{1} = 10m - 4
\Leftrightarrow x_{1} = \frac{10m - 4}{3}\ \ \ \ (4)3x1=10m4x1=10m43    (4)

Thay (4) vào (1) ta có:

\frac{10m - 4}{3} + x_{2} = 2m - 1
\Rightarrow x_{2} = \frac{1 - 4m}{3}\ \ \ (5)10m43+x2=2m1x2=14m3   (5)

Thay (4) và (5) vào (2) ta được phương trình:

\frac{10m - 4}{3}.\frac{1 - 4m}{3} = m -
110m43.14m3=m1

\Leftrightarrow (10m - 4).(1 - 4m) = 9(m
- 1)(10m4).(14m)=9(m1)

\Leftrightarrow 10m - 40m^{2} - 4 + 16m
= 9m - 910m40m24+16m=9m9

\Leftrightarrow 40m^{2} - 17m - 5 =
040m217m5=0

\Delta = 17^{2} - 4.40.( - 5) = 1089
> 0 \Rightarrow \sqrt{\Delta} = 33Δ=1724.40.(5)=1089>0Δ=33

\Rightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
m_{1} = \dfrac{17 - 33}{80} = \dfrac{1}{5} \\
m_{2} = \dfrac{17 + 33}{80} = \dfrac{5}{8} \\
\end{matrix} \right.[m1=173380=15m2=17+3380=58

Vậy với m = \frac{1}{5}m=15 hoặc m = \frac{5}{8}m=58 thì phương trình đã cho có hai nghiệm thỏa mãn điều kiện đề bài.

f. Tìm m để phương trình có hai nghiệm thỏa mãn {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} = 1x12+x22=1

(2m - 2)^{2} + 1 \geq 1;\forall
m(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1 và x2­ với mọi m

Theo định lí Viet ta có : \left\{
\begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = 2m - 1\ \ \ (1) \\
x_{1}.x_{2} = m - 1\ \ \ \ (2) \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2m1   (1)x1.x2=m1    (2)

Theo đề bài:

{x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} = 1
\Leftrightarrow {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} + 2x_{1}x_{2} - 2x_{1}x_{2} =
1x12+x22=1x12+x22+2x1x22x1x2=1

\Leftrightarrow \left( x_{1} + x_{2}
\right)^{2} - 2x_{1}x_{2} = 1\ \ (3)(x1+x2)22x1x2=1  (3)

Thay (1) và (2) vào (3) ta có (2m – 1)2 – 2(m – 1) = 1

\Leftrightarrow 4m^{2} - 6m + 2 = 0
\Leftrightarrow 2m^{2} - 3m + 1 = 04m26m+2=02m23m+1=0

Phương trình có dạng a + b + c = 0 nên có hai nghiệm là m_{1} = 1;m_{2} = \frac{1}{2}m1=1;m2=12

Vậy với m_{1} = 1m1=1 hoặc m_{2} = \frac{1}{2}m2=12 thì phương trình đã cho có hai nghiệm thỏa mãn điều kiện đề bài.

g. Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm x1 và x2 của phương trình

(2m - 2)^{2} + 1 \geq 1;\forall
m(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1 và x2­ với mọi m.

Theo định lí Viet ta có:

\left\{ \begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = 2m - 1 \\
x_{1}.x_{2} = m - 1 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
m = \dfrac{x_{1} + x_{2} + 1}{2} \\
m = x_{1}.x_{2} + 1 \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2m1x1.x2=m1 {m=x1+x2+12m=x1.x2+1

\Leftrightarrow \frac{x_{1} + x_{2} +
1}{2} = x_{1}.x_{2} + 1 \Leftrightarrow x_{1} + x_{2} - 2x_{1}.x_{2} =
1x1+x2+12=x1.x2+1x1+x22x1.x2=1

Vậy hệ thức cần tìm là x_{1} + x_{2} -
2x_{1}.x_{2} = 1x1+x22x1.x2=1

h. Tìm GTNN của \left| x_{1} - x_{2}
\right||x1x2|

(2m - 2)^{2} + 1 \geq 1;\forall
m(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1 và x2­ với mọi m

Theo định lí Viet ta có : \left\{
\begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = 2m - 1\ \ \ (1) \\
x_{1}.x_{2} = m - 1\ \ \ (2) \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2m1   (1)x1.x2=m1   (2)

Đặt A = \left| x_{1} - x_{2} \right| \geq
0A=|x1x2|0

\Rightarrow A^{2} = \left| x_{1} - x_{2}
\right|^{2} = \left( x_{1} - x_{2} \right)^{2}A2=|x1x2|2=(x1x2)2

= {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} - 2x_{1}x_{2}
= \left( x_{1} + x_{2} \right)^{2} - 4x_{1}x_{2}=x12+x222x1x2=(x1+x2)24x1x2

Thay (1) và (2) vào ta có

\Rightarrow A^{2} = (2m - 1)^{2} - 4(m -
1) = 4m^{2} - 4m + 1 - 4m + 4 = (2m - 2)^{2} + 1 \geq 1A2=(2m1)24(m1)=4m24m+14m+4=(2m2)2+11 với mọi m (3)

A \geq 1;\forall mA1;m

Dấu bằng xảy ra khi (2m - 2)2 = 0 suy ra m = 1

Vậy GTNN của A = \left| x_{1} - x_{2}
\right|A=|x1x2| là 1 xảy ra khi m = 1

i. Tìm GTLN của {x_{1}}^{2}\left( 1 -
{x_{2}}^{2} \right) + {x_{2}}^{2}\left( 1 - 4{x_{1}}^{2}
\right)x12(1x22)+x22(14x12)

(2m - 2)^{2} + 1 \geq 1;\forall
m(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1 và x2­ với mọi m

Theo định lí Viet ta có : \left\{
\begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = 2m - 1\ \ \ (1) \\
x_{1}.x_{2} = m - 1\ \ \ (2) \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2m1   (1)x1.x2=m1   (2)

Ta có A = {x_{1}}^{2}\left( 1 -
{x_{2}}^{2} \right) + {x_{2}}^{2}\left( 1 - 4{x_{1}}^{2} \right) =
{x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} - 5{x_{1}}^{2}{x_{2}}^{2}A=x12(1x22)+x22(14x12)=x12+x225x12x22

= \left( x_{1} + x_{2} \right)^{2} -
2x_{1}x_{2} - 5{x_{1}}^{2}{x_{2}}^{2}=(x1+x2)22x1x25x12x22 (3)

Thay (1) và (2) vào (3) ta được:

A = (2m - 1)^{2} - 5(m - 1)^{2} - 2(m -
1) = 2 - (m - 2)^{2}A=(2m1)25(m1)22(m1)=2(m2)2

(m - 2)^{2} \geq 0;\forall m
\Rightarrow A = 2 - (m - 2)^{2} \leq 2;\forall m(m2)20;mA=2(m2)22;m

Dấu bằng xảy ra khi (m – 2)2 = 0 hay m = 2

Vậy GTLN của {x_{1}}^{2}\left( 1 -
{x_{2}}^{2} \right) + {x_{2}}^{2}\left( 1 - 4{x_{1}}^{2}
\right)x12(1x22)+x22(14x12) là 2 khi m = 2

k. Khi phương trình có hai nghiệm x1 và x2 chứng minh biểu thức B = \frac{x_{1} -
1}{x_{1}.{x_{2}}^{2}} + \frac{x_{2} - 1}{{x_{1}}^{2}.x_{2}}B=x11x1.x22+x21x12.x2 không phụ thuộc vào m

(2m - 2)^{2} + 1 \geq 1;\forall
m(2m2)2+11;m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1 và x2­ với mọi m.

Theo định lí Viet ta có: \left\{
\begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = 2m - 1\ \ \ (1) \\
x_{1}.x_{2} = m - 1\ \ \ (2) \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2m1   (1)x1.x2=m1   (2)

Ta có:

B = \frac{x_{1} - 1}{x_{1}.{x_{2}}^{2}}
+ \frac{x_{2} - 1}{{x_{1}}^{2}.x_{2}} = \frac{\left( x_{1} - 1
\right)x_{1} + \left( x_{2} - 1
\right)x_{2}}{{x_{1}}^{2}.{x_{2}}^{2}}B=x11x1.x22+x21x12.x2=(x11)x1+(x21)x2x12.x22

= \frac{\left( x_{1} + x_{2} \right)^{2}
- \left( x_{1} + x_{2} \right) -
2x_{1}x_{2}}{{x_{1}}^{2}.{x_{2}}^{2}}=(x1+x2)2(x1+x2)2x1x2x12.x22

= \frac{\left( x_{1} + x_{2} \right)^{2}
- \left( x_{1} + x_{2} \right) -
2x_{1}x_{2}}{{x_{1}}^{2}.{x_{2}}^{2}}=(x1+x2)2(x1+x2)2x1x2x12.x22

= \frac{(2m - 1)^{2} - (2m - 1) - 2(m -
1)}{(m - 1)^{2}}=(2m1)2(2m1)2(m1)(m1)2

= \frac{4(m - 1)^{2}}{(m - 1)^{2}} =
4=4(m1)2(m1)2=4

Vậy biểu thức B không phụ thuộc vào giá trị của m.

Đề bài 2. Cho phương trình (m + 1)x^{2} -
2(m + 2)x + m + 5 = 0(m+1)x22(m+2)x+m+5=0

a. Giải phương trình với m = -5

b. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x_{1};x_{2}x1;x2 thỏa mãn x_{1} + 3x_{2} = 4x1+3x2=4

c. Tìm m để phương trình có hai nghiệm mà tích của chúng bằng -1

d. Khi phương trình có hai nghiệm x_{1};x_{2}x1;x2. Tính theo m giá trị của A = {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2}A=x12+x22.

e. Tìm m để A = 6

f. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x_{1};x_{2}x1;x2 trong đó có một nghiệm là \frac{1}{2}12. Khi đó hãy lập phương trình có hai nghiệm là \frac{6x_{1} +
1}{3x_{2}};\frac{6x_{2} + 1}{3x_{1}}6x1+13x2;6x2+13x1.

Hướng dẫn giải

a. Giải phương trình với m = -5

Thay m = -5 vào phương trình ta có:

\begin{matrix}
- 4x^{2} + 6x = 0 \Leftrightarrow - 2x(2x - 3) = 0 \\
\Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
- 2x = 0 \\
2x - 3 = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
x = 0 \\
x = \frac{3}{2} \\
\end{matrix} \right.\  \\
\end{matrix}4x2+6x=02x(2x3)=0[2x=02x3=0 [x=0x=32 

Vậy với m = -5, phương trình có hai nghiệm là 0 và \frac{3}{2}32

Với m = -1 phương trình trở thành - 2x +
4 = 0 \Rightarrow x = 22x+4=0x=2.

Phương trình có một nghiệm duy nhất x = 2

Với m \neq - 1m1 phương trình là phương trình bậc hai có \left\{
\begin{matrix}
a = m + 1 \\
b = 2(m + 2) \\
c = m + 5 \\
\end{matrix} \right.{a=m+1b=2(m+2)c=m+5

Ta có:

\DeltaΔ=(m+2)2(m+1)(m+5)

= m^{2} + 4m + 4 - m^{2} - 6m - 5 = - 2m
- 1=m2+4m+4m26m5=2m1

Phương trình có hai nghiệm x_{1};x_{2}x1;x2 khi nó là phương trình bậc hai có \DeltaΔ0

Tức là \left\{ \begin{matrix}
m \neq 1 \\
- 2m - 1 \geq 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
m \neq 1 \\
m \leq - \frac{1}{2} \\
\end{matrix} \right.{m12m10 {m1m12

b. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x_{1};x_{2}x1;x2 thỏa mãn x_{1} + 3x_{2} = 4x1+3x2=4

Khi đó theo đề bài và định lí Viet ta có \left\{ \begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = \frac{2(m + 2)}{m + 1}\ \ (1) \\
x_{1}.x_{2} = \frac{m + 5}{m + 1}\ \ \ (2) \\
x_{1} + 3x_{2} = 4\ \ (3) \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2(m+2)m+1  (1)x1.x2=m+5m+1   (2)x1+3x2=4  (3)

Từ (1) và (3) ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = \frac{2m + 4}{m + 1} \\
x_{1} + 3x_{2} = 4\  \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x_{1} = \frac{m + 4}{m + 1} \\
x_{2} = \frac{m}{m + 1} \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=2m+4m+1x1+3x2=4  {x1=m+4m+1x2=mm+1

Thay vào (2) ta có phương trình:

\frac{m + 4}{m + 1}.\frac{m}{m + 1} =
\frac{m + 5}{m + 1}m+4m+1.mm+1=m+5m+1

\Leftrightarrow (m + 4)m = m + 5
\Leftrightarrow 2m + 5 = 0 \Leftrightarrow m = -
\frac{5}{2}(tm)(m+4)m=m+52m+5=0m=52(tm)

Vậy m = - \frac{5}{2}m=52 là giá trị cần tìm.

c. Tìm m để phương trình có hai nghiệm mà tích của chúng bằng -1

Khi đó theo định lí Viet ta cóx_{1}.x_{2}
= \frac{m + 5}{m + 1}x1.x2=m+5m+1

Vậy để phương trình đã cho có hai nghiệm thỏa mãn tích hai nghiệm bằng -1 thì m phải thỏa mãn điều kiện (1) và \frac{m + 5}{m + 1} = - 1 \Leftrightarrow m + 5 =
- m - 1 \Leftrightarrow m = - 3(tm)m+5m+1=1m+5=m1m=3(tm)

Vậy m = -3 là giá trị cần tìm.

d. Khi phương trình có hai nghiệm x_{1};x_{2}x1;x2. Tính theo m giá trị của A = {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2}A=x12+x22.

A = {x_{1}}^{2} +
{x_{2}}^{2}A=x12+x22

= {x_{1}}^{2} + {x_{2}}^{2} +
2x_{1}x_{2} - 2x_{1}x_{2}=x12+x22+2x1x22x1x2

= \left( x_{1} + x_{2} \right)^{2} -
2x_{1}x_{2}=(x1+x2)22x1x2

= \left( \frac{2m + 4}{m + 1}
\right)^{2} - \frac{2(m + 5)}{m + 1}=(2m+4m+1)22(m+5)m+1

= \frac{2m^{2} + 4m + 6}{(m +
1)^{2}}=2m2+4m+6(m+1)2

e. Tìm m để A = 6

Ta có: A = \frac{2m^{2} + 4m + 6}{(m +
1)^{2}};\left( m \neq - 1;m \leq - \frac{1}{2} \right)A=2m2+4m+6(m+1)2;(m1;m12)

A = 6 \Leftrightarrow \frac{2m^{2} + 4m
+ 6}{(m + 1)^{2}} = 6A=62m2+4m+6(m+1)2=6

\Leftrightarrow 2m^{2} + 4m + 6 = 6(m +
1)^{2}2m2+4m+6=6(m+1)2

\Leftrightarrow 4m^{2} + 8m = 0
\Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
m = 0(ktm) \\
m = - 2(tm) \\
\end{matrix} \right.4m2+8m=0[m=0(ktm)m=2(tm)

Kết hợp với điều kiện ta có m = -2 là giá trị cần tìm.

f. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1 , x2 trong đó có một nghiệm là \frac{1}{2}12. Khi đó hãy lập phương trình có hai nghiệm là \frac{6x_{1} +
1}{3x_{2}};\frac{6x_{2} + 1}{3x_{1}}6x1+13x2;6x2+13x1

Thay x = \frac{1}{2}x=12 vào phương trình đã cho ta có:

(m + 1)\left( \frac{1}{2} \right)^{2} -
2(m + 2)\frac{1}{2} + m + 5 = 0(m+1)(12)22(m+2)12+m+5=0

\Leftrightarrow m = -
13(tm)m=13(tm)

Thay m = -13 phương trình trở thành -12x2 + 22x - 8 = 0 6x2 - 11x + 4 = 0

Theo định lí Viet: \left\{ \begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = \frac{11}{6} \\
x_{1}.x_{2} = \frac{2}{3}\  \\
\end{matrix} \right.{x1+x2=116x1.x2=23 .

Khi đó:

\frac{6x_{1} + 1}{3x_{2}} + \frac{6x_{2}
+ 1}{3x_{1}} = \frac{6{x_{1}}^{2} + x_{1} + 6{x_{2}}^{2} +
x_{2}}{3x_{1}x_{2}}6x1+13x2+6x2+13x1=6x12+x1+6x22+x23x1x2

= \frac{6\left( x_{1} + x_{2}
\right)^{2} - 12x_{1}x_{2} + \left( x_{1} + x_{2}
\right)}{3x_{1}x_{2}}=6(x1+x2)212x1x2+(x1+x2)3x1x2

= \frac{6\left( \frac{11}{6} \right)^{2}
- 12.\frac{2}{3} + \left( \frac{11}{6} \right)}{3.\frac{2}{3}} =
7=6(116)212.23+(116)3.23=7

Lại có:

\frac{6x_{1} + 1}{3x_{2}}.\frac{6x_{2} +
1}{3x_{1}} = \frac{36x_{1}x_{2} + 6\left( x_{1} + x_{2} \right) +
1}{9x_{1}x_{2}}6x1+13x2.6x2+13x1=36x1x2+6(x1+x2)+19x1x2

= \frac{36.\frac{2}{3} + 6\left(
\frac{11}{6} \right) + 1}{9.\frac{2}{3}} = 6=36.23+6(116)+19.23=6

Do đó phương trình cần tìm có dạng y2 - 7y + 6 = 0 (2)

Chú ý:

Phương trình (2) không nên lấy ẩn là x vì dễ gây nhầm lẫn với phương trình của đề bài.

Khi gặp phương trình có tham số (thường là m) ở hệ số a (hệ số của lũy thừa bậc hai) ta cần xét riêng trường hợp hệ số a = 0 để kết luận trường hợp này có thỏa mãn yêu cầu của đề bài hay không. Sau đó xét trường hợp a khác 0, khẳng định đó là phương trình bậc hai rồi mới được tính \DeltaΔ.

C. Bài tập tự ôn tập

Câu 1: Cho phương trình x^{2} + 2(m - 2)x
+ m^{2} - 2m + 4 = 0x2+2(m2)x+m22m+4=0. Tìm mm để phương trình có hai nghiệm thực phân biệt x_{1}x1, x_{2}x2 thỏa mãn \frac{2}{x_{1}^{2} + x_{2}^{2}} -
\frac{1}{x_{1}x_{2}} = \frac{1}{15m}2x12+x221x1x2=115m.

Câu 2: Cho phương trình: x2 - 2(m - 1) x -3 - m = 0

a, Chứng tỏ rằng phương trình luôn có nghiệm với mọi m.

b, Tìm m sao cho nghiệm x1 ; x2 thoả mãn điều kiện: x12 + x22 \geq 10.

Câu 3: Cho phương trình: x2 - 2m x +2m -1 = 0

a, Chứng tỏ rằng phương trình luôn có nghiệm x1 ; x2 với mọi m.

b, Đặt A = 2 (x12 + x22 ) - 5x1 x2

- Chứng minh: A = 8m2 - 18m + 9

- Tìm m sao cho A = 27

c, Tìm m sao cho phương trình có nghiệm này bằng hai lần nghiệm kia.

Câu 4: Cho phương trình: (m-1)x2 - 2(m-1) x -m = 0

a, Xác định m để phương trình có nghiệm kép, tìm nghiệm kép đó.

b, Tìm m sao cho phương trình có 2 nghiệm phân biệt đều âm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Thi vào lớp 10

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng