Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Tài liệu giúp cho các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài học, đồng thời nâng cao kỹ năng giải bài tập thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Chúc các bạn học tập tốt và có kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 10: Phân bào

650 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo từng chương

Câu 1: Nội dung nào sau đây là Sai khi nói về VSV?

A. VSV rất đa dạng nhưng phân bố của chúng lại rất hẹp.
B. VSV là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
C. VSV là tập hợp các SV thuộc nhiều giới có những đặc điểm chung nhất định.
D. Phần lớn VSV là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực.

Câu 2: Những loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật là:

A. Môi trường tổng hợp, môi trường đất, nước và bán tổng hợp.
B. Môi trường tổng hợp, tự nhiên và bán tổng hợp.
C. Môi trường đất, nước và môi trường sinh vật.
D. Môi trường tổng hợp và tự nhiên.

Câu 3: Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 3 loại môi trường nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm?

A. Thành phần chất dinh dưỡng.
B. Thành phần VSV.
C. Mật độ VSV.
D. Tính chất vật lí của môi trường.

Câu 4: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl (0,5). Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường:

A. Tổng hợp. B. Tự nhiên. C. Bán tổng hợp. D. Nhân tạo.

Câu 5: Căn cứ vào đâu người ta chia VSV thành các nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng?

A. Nguồn năng lượng và nguồn C.
B. Nguồn năng lượng và nguồn H.
C. Nguồn năng lượng và nguồn N.
D. Nguồn năng lượng và nguồn cung cấp C hay H.

Câu 6: Dinh dưỡng ở vi khuẩn có nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu cơ. Đây là kiểu dinh dưỡng gì?

A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng.
C. Hoá tự dưỡng. D. Hoá dị dưỡng.

Câu 7: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2 và năng lượng ánh sáng được gọi là:

A. Quang tự dưỡng. B. Hoá tự dưỡng.
C. Hoá dị dưỡng. D. Quang dị dưỡng.

Câu 8: Vi sinh vật hoá dị dưỡng cần nguồn năng lượng và cacbon chủ yếu từ:

A. Ánh sáng và chất hữu cơ.
B. Chất hữu cơ.
C. Chất hữu cơ và cacbonic.
D. Ánh sáng và cacbonic.

Câu 9: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là:

A. Hoá tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng.
C. Hoá dị dưỡng. D. Quang tự dưỡng.

Câu 10: Có bao nhiêu nhận định Sai khi nói về Vi sinh vật hoá tự dưỡng?

1- cần nguồn năng lượng chất vô cơ hoặc chất hữu cơ và nguồn cacbon từ CO2.
2- gồm VK nitrat hóa, VK oxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
3- cần nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn cacbon từ CO2.
4- gồm VK lưu huỳnh màu tía và màu lục, VK lam, tảo đơn bào.
5- cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ chất hữu cơ.
6- gồm Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn VK không quang hợp.

Phương án trả lời:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 11: Nuôi cấy vi khuẩn tía trong môi trường có nhiều chất hữu cơ và sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng. Đây là vi khuẩn:

A. Quang dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng.
C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.

Câu 12; Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các VSV còn lại:

A. Tảo đơn bào. B. Vi khuẩn nitrat hóa.
C. Vi khuẩn lưu huỳnh. D. Vi khuẩn sắt.

Câu 13: Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang tự dưỡng?

A. Vi khuẩn lactic.
B. Tảo đơn bào.
C. Vi khuẩn lam.
D. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.

Câu 14: Có các nhóm vi sinh vật sau:

(1) VK lam; (2) VK Nitrat hóa; (3) VK không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía; (4) ĐV nguyên sinh; (5) Tảo đơn bào. Những VSV thuộc kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị dưỡng lần lượt là:

A. 1,5/3 B. 1,2/4 C. 2,3/4 D. 1,3/4

Câu 15: Ở vi khuẩn có các hình thức dinh dưỡng nào sau đây?

A. Hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng.
B. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa tổng hợp và quang tổng hợp.
C. Quang dị dưỡng, quang hóa dưỡng, hóa dị dưỡng và hóa tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng, quang tổng hợp, hóa tự dưỡng và quang hóa dưỡng.

Câu 16: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men:

A. Đều phân giải chất hữu cơ, sinh năng lượng.
B. Xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.
C. Sản phẩm tạo thành.
D. Xảy ra trong môi trường không có ôxi.

Câu 17: Điều nào dưới đây thể hiện sự khác biệt giữa lên men và hô hấp ở vi sinh vật?

A. Lên men chứ không phải hô hấp là ví dụ về quá trình dị hoá.
B. Chỉ có hô hấp thì vi sinh vật mới ôxi hoá glucôzơ.
C. Trong quá trình lên men không có sự tham gia của 1 chất nhận êlectron từ môi trường ngoài còn hô hấp thì có.
D. Chỉ có hô hấp mới tạo ra năng lượng ATP cho vi sinh vật sinh trưởng còn lên men thì không.

Câu 18: Quá trình oxi hóa chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử gọi là:

A. Hô hấp hiếu khí. B. Hô hấp kỵ khí. C. Hô hấp. D. Lên men.

Câu 19: Những vi sinh vật chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường có nồng độ oxi bình thường gọi là:

A. VSV kỵ khí bắt buộc.
B. VSV kỵ khí không bắt buộc.
C. VSV vi hiếu khí.
D. VSV hiếu khí bắt buộc.

Câu 20: Qúa trình lên men lactic từ nguyên liệu là đường glucôzơ, sản phẩm thu được chỉ là axit lactic hay nhiều loại khác ngoài axit lactic sẽ phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Thời gian nuôi cấy.
B. Điều kiện môi trường nuôi cấy.
C. Chủng vi khuẩn lactic.
D. Tốc độ phân giải của VSV.

Câu 21: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Muối dưa. B. Làm tương. C. Làm nước mắm. D. Làm giấm.

Câu 22: Thực phẩm nào là sản phẩm của quá trình lên men lactic:

A. Tương. B. Dưa muối. C. Nước mắm D. Rượu bia.

Câu 23: Làm sữa chua, dưa chua, nem chua là ứng dụng của quá trình:

A. lên men Lactic. B. lên men Butylic.
C. lên men rượu Etilic. D. lên men Axetic.

Câu 24: Làm sữa chua từ sữa đặc có đường theo cách nào dưới đây là đúng ?

A. Pha sữa bằng nước sôi, để nguội 400 C → cho sữa chua giống vào, đổ ra các cốc nhỏ ủ ấm 4 – 6h → bảo quản lạnh.
B. Dùng nước sôi pha sữa → cho sữa chua giống vào trộn đều → đổ ra cốc nhỏ → ủ ở 400 C trong 4 – 6h → bảo quản trong tủ lạnh.
C. Pha sữa và sữa giống bằng nước sôi, để nguội 400 C → ủ ấm 400 C trong vòng 4 – 6h → lấy sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh.
D. Pha sữa bằng nước sôi → cho sữa chua giống → ủ ấm trong vòng 4 – 6h → đổ sữa vào các cốc nhỏ → cho vào tủ lạnh bảo quản.

Câu 25: Sản phẩm của quá trình sản xuất giấm là:

A. Axit axêtic, H2O, năng lượng.
B. Giấm, năng lượng.
C. Axit axêtic, CO2, năng lượng.
D. Axit lactic, H2O, năng lượng.

Câu 26: Cách nhận biết quá trình lên men lactic và lên men rượu là:

A. Lên men lactic có mùi chua và lên men rượu có mùi rượu.
B. Lên men lactic có mùi khai và lên men rượu có mùi rượu.
C. Lên men lactic và lên men rượu có mùi thơm
D. Lên men lactic và lên men rượu đều tạo sản phẩm có màu khác nhau.

Câu 27: Những căn cứ để phân biệt hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men:

A. Chất cho và chất nhận điện tử cuối cùng.
B. Chất nhận điện tử cuối cùng.
C. Nhu cầu về oxi.
D. Chất cho điện tử ban đầu.

Câu 28: Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV:

A. Sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
B. Sử dụng nguồn cacbon chủ yếu.
C. Sử dụng năng lượng hóa học của hợp chất vô cơ hay hữu cơ.
D. Sử dụng năng lượng ánh sáng.

Câu 29: Vi sinh vật tổng hợp Lipit bằng cách liên kết :

A. Glicôgen + axit béo.
B. Glixerol + axit béo.
C. Axetyl CoA + axit béo.
D. Glixerol + axit piruvic.

Câu 30: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng tổng hợp của vi sinh vật?

A. Làm rượu vang.
B. Sản xuất sinh khối protein đơn bào.
C. Sản xuất axitamin.
D. Sản xuất chất xúc tác sinh học

Câu 31: Sản phẩm của quá trình lên men rượu là:

A. Rượu êtylic, H2O, năng lượng
B. Rượu êtylic, CO2, năng lượng.
C. Ax lactic, H2O, năng lượng
D. Axit lactic, năng lượng

Câu 32: Rượu vang là loại thức uống:

A. Lên men từ dịch trái cây đã qua chưng cất.
B. Lên men từ dịch trái cây không qua chưng cất
C. Lên men từ đường đã qua chưng cất.
D. Lên men từ đường không qua chưng cất

Câu 33: VSV phân giải protein tạo loại thực phẩm:

A. Tương. B. Rượu, bia. C. Dưa muối. D. Cà muối.

Câu 34: Thực phẩm nào sau đây là sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin?

A. nước mắm. B. sữa chua. C. nước đường. D. dưa muối.

Câu 35: Thực phẩm đã sử dụng VSV phân giải Prôtêin?

A. Tương. B. Dưa muối. C. Cà muối. D. Rượu, bia.

Câu 36: Xác động vật và thực vật được VSV phân giải trong đất sẽ:

A. Chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng.
B. Tạo thành CO2 và H2O.
C. Góp phần xây dựng một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh.
D. Phân giải các chất độc tồn tại trong đất.

Câu 37: Con người không ứng dụng các quá trình phân giải ở VSV để:

A. Bảo quản nông, lâm, thủy sản.
B. Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân giải các chất độc.
D. Sản xuất bột giặt sinh học, cải thiện công nghiệp thuộc da.

Câu 38: Hoạt động nào không phải là ứng dụng của quá trình phân giải chất ở vi sinh vật?

A. Ủ phân xanh. B. Lên men rượu.
C. Tạo sinh khối vitamin lớn. D. Làm sữa chua.

Đánh giá bài viết
10 10.603
Sắp xếp theo

Sinh học lớp 10

Xem thêm