Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2023 - 2024
Bộ đề thi học kì 1 Văn 9 bao gồm 10 đề thi HK1 môn Văn 9 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.
Bộ đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 9 có đáp án
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 1
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 2
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 3
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 4
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 5
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 6
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 7
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 8
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 9
- Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 10
Bộ đề thi học kì 1 môn Văn 9 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Tập làm văn giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 9.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Bếp lửa - Bằng Việt)
Câu 1 (0,5đ): Thói quen của bà là gì?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ nội dung chính của đoạn thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu.
II. Làm văn (6đ):
Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện.
Đáp án đề thi học kì Văn 9 số 1
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Thói quen của người bà là dậy sớm và nhóm bếp lửa.
Câu 2 (0,5đ):
Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: lận đận, tâm tình, thiêng liêng.
Câu 3 (1đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: đảo ngữ (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (lận đận đời bà…; nhóm…)
Tác dụng: nhấn mạnh vào từ ngữ ở đầu câu, giúp bạn đọc hình dung ra nỗi vất vả của bà cũng như hiểu hơn về cuộc đời bà.
Câu 4 (2đ):
Nội dung của đoạn thơ: nỗi nhớ của người cháu về những kỉ niệm bên bà đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương với bà.
Suy nghĩ về tình cảm bà cháu: tình cảm bà cháu là tình cảm cao đẹp, nhất là khi từ nhỏ cháu đã gắn bó bên bà, được bà yêu thương, chăm sóc.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện.
2. Thân bài
a. Tuổi thơ trong kí ức người lính
Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.
Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ.
Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.
Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy.
b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại
Hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn.
Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay.
c. Sự bừng tỉnh và hối hận
Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy.
3. Kết bài
Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.
II. Làm văn (6đ):
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Đáp án đề thi học kì Văn 9 số 2:
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (1đ):
Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2 (1,5đ):
Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện: như nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
→ Như được hồi sinh trở lại, tràn đầy năng lượng và sức sống.
Câu 3 (1,5đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (niềm vui của nhà thơ khi gặp lại nhân dân được so sánh với nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Tác dụng: nhấn mạnh, lột tả niềm vui mừng khôn siết khi gặp lại nhân dân của tác giả đồng thời làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh hơn, thu hút bạn đọc.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của Vũ Nương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na.
→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.
Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời.
→ Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ.
→ Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.
b. Số phận bi kịch của Vũ Nương
Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.
→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.
Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.
→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng.
Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 3
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa.
Đáp án đề thi học kì số 3: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 3.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 4
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả?
Câu 3: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
Câu 4: Qua bài thơ, em hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Đáp án đề thi học kì số 4: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 4.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 5
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“… Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…”
(Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy)
Câu 1: Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì?
Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.
Đáp án đề thi học kì số 5: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 5.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 6
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.
Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.
(Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet)
Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình?
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.”
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
Đáp án đề thi học kì số 6: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 6.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 7
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.
Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.
(Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet)
Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình?
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.”
II. Làm văn (6đ):
Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Đáp án đề thi học kì số 7: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 7.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 8
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ ngỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng.
Câu 3 (2,5đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên.
II. Làm văn (6đ):
Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Đáp án đề thi học kì số 8: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 8.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 9
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Là người tôi sẽ chết cho quê hương.
Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình…
(Trích: Tự nguyện - Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh)
Câu 1: Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3: Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.
Đáp án đề thi học kì số 9: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 9.
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 10
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.
Câu 1: Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
Đáp án đề thi học kì số 10: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 10.
-------------------------------
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới, VnDoc giới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 9 với đầy đủ các môn, do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.