Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2025 (Đề 5)
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2020 (Đề 5) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh ôn tập lại cách hình bài văn đã được học.
Mời các bạn tham khảo Đề thi khảo sát số 4 tại: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2020 (Đề 4)
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 có đáp án
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió...
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(trích Cỏ dại - Vĩnh Linh)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?
Câu 3 (1đ): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?
Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen
Câu 2 (5đ): Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2 (0,5đ):
Những sự vật được tác giả nhắc đến: cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió, ngọn cỏ.
Câu 3 (1đ):
Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
Câu 4 (1đ):
Nêu cảm nghĩ về quê hương:
- Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là chốn dang tay đón chúng ta trở về yên bình sau bao bão táp phong ba ngoài cuộc sống…
- Mỗi chúng ta cần yêu quý, trân trọng quê hương của mình đồng thời cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp.
II. Làm văn (7đ);
Câu 1 (2đ):
Dàn ý nghị luận về câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen
2. Thân bài
a. Giải thích
- "Trăm hay": Là muốn nói về lý thuyết, nói về nguồn tri thức mà con người được học, được tiếp cận.
- "Tay quen": Chỉ kinh nghiệm, sự thuần thục, am hiểu, rành rọt trong công việc.
→ Nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hành.
b. Phân tích
- Chỉ có hực hành mới trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, mới làm ra của cải vật chất, phải quen tay mới thuần thục công việc có chất lượng và có số lựợng cao.
- Có biết bao người hiểu rộng, biết nhiều lí thuyết nhưng khi bắt tay vào thực hành lại lúng túng, dẫn đến thất bại.
- Có những người không được học hành, không được đào tạo ở một trường lớp nào cả, nhưng với những thực tế lao động, từ những kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện được tích luỹ họ trở thành người có tay nghề giỏi.
c. Chứng minh
Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.
d. Phản biện
Có những người cậy mình có tầm hiểu biết sâu rộng mà chủ quan, chỉ lo học lí thuyết không bắt tay vào làm việc → những người này khó có được thành công.
3. Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
1. Mở bài
Giới thiệu Đại Việt sử kí toàn thư, đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
2. Thân bài
a. Kế sách giữ nước
- Tùy thời mà có sách lược thích hợp.
- Toàn dân đoàn kết một lòng.
- Khoan thử sức dân.
- Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” - thượng sách giữ nước.
→ Là người hết lòng yêu nước, thương dân, luôn tìm kế sách giúp dân, giúp nước.
b. Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn
- Trước lời di huấn của cha: ông để trong lòng nhưng không cho là phải → Mâu thuẫn giữa chữ Trung và chữ Hiếu → Đặt chữ Trung lên trên chữ Hiếu.
- Hỏi ý kiến của những người thân cận về lời dặn dò của cha → Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.
- Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc: khi biết người con có tư tưởng không trung hiếu với nước nhà đã nghiêm khắc dạy bảo.
→ Là người có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- 110 đề đọc hiểu Ngữ văn 11 có đáp án
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
- Soạn văn 11 bài: Vào phủ Chúa Trịnh
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2020 (Đề 5). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.