Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) là tài liệu tham khảo hay môn Lịch sử 12 dành cho các bạn tham khảo, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 26

I. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng

1. Hoàn cảnh lịch sử

a. Chủ quan

  • Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội.
  • Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”
  • Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

b. Khách quan

  • Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
  • Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, nên Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.

2. Nội dung đường lối đổi mới

  • Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).
  • Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
  • Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

* Về kinh tế

  • Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
  • Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
  • Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

* Về chính trị

  • Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
  • Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
  • Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới từ 1986 - 2000. Qua ba kế hoạch Nhà nước 5 năm

1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

a. Đại hội VI (12 - 1986) mở đầu công cuộc đổi mới

  • Đại hội VI (15/18/12/86) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng vai trò quản lý của Nhà nước.
  • Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa..
  • Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỳ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên.
  • Nhiệm vụ, mục tiêu: tập trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông-lâm-ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.

b. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới

Thành tựu của việc thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.

* Kinh tế

  • Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Sản lượng lương thực từ 2 triệu tấn (1988) lên 21,4 triệu tấn/1989.
  • Hàng hóa trên thị trường nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
  • Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn – 1989), dầu thô…, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
  • Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).

Như vậy đã:

  • Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
  • Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân
  • Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ.
  • Tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

* Chính trị

  • Bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại, theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.
  • Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

* Vẫn còn khó khăn và yếu kém:

  • Nền kinh tế còm mất cân đối, lạm phát còn cao, lao động thiếu việc làm...
  • Chế độ tiền lương bất hợp lý.
  • Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, tệ nạn tham nhũng, hối lộ... chưa được khắc phục.

2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 - 1995)

a. Đại hội VII (6/1991): tiếp tục đổi mới.

  • Đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu; khắc phục các khó khăn, yếu kém và điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên
  • Thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”.

* Nhiệm vụ, mục tiêu:

  • Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
  • Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.

b. Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới

* Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) đạt nhiều thành tựu và tiến bộ

  • Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân 8,2%/năm, công nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp là 4,5%/năm.
  • Tài chính, tiền tệ: lạm phát giảm còn 12,7% (1995). Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.
  • Trong 5 năm xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, nhập khẩu 21 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng với hơn 100 nước.
  • Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, bình quân 50%/năm. Cuối 1995, vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD.
  • Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.
  • Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện
  • Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố.
  • Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào hoạt động của cộng đồng quốc tế, quan hệ với hơn 160 nước. Ngày 11/7/1995, Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.

* Khó khăn và hạn chế Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995)

  • Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm...
  • Tham nhũng, lãng phí, buôn lậu... chưa được ngăn chặn.
  • Sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, đời sống nhân dân còn khó khăn.

3. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)

a. Đại hội VIII (6/1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  • Đại hội VIII tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ trong thời kỳ mới
  • Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, nhấn mạnh: “Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
  • Nhiệm vụ, mục tiêu:
    • Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
    • Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
    • Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.

b. Chuyển biến tiến bộ và khó khăn, hạn chế của công cuộc đổi mới.

  • GDP tăng bình quân 7%/năm, công nghiệp 13,5%/năm, nông nghiệp là 5,7%.
  • Nông nghiệp, phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội (lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 444 kg).
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Xuất khẩu tăng bình quân 21%/năm. đạt 51,6 tỷ đô la,với ba mặt hàng chủ lực là gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ ba thế giới) và thủy sản; nhập khẩu tăng 13,3%/năm; vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5 lần so với 5 năm trước.
  • Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000 có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.
  • Năm 2000, có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài
  • Giáo dục: năm 2000 phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, tiếp tục phổ cập THCS
  • Số người có việc làm tăng 1, 2 triệu người/năm.

* Ưu điểm

  • Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân.
  • Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN.
  • Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

* Khó khăn và hạn chế

  • Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp.
  • Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.
  • Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
  • Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
  • Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 26

Câu 1. Đại hội Đảng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng CSVN là đổi  mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là đổi mới trên lĩnh vực

  1. Chính trị.
  2. Kinh tế và chính trị.
  3. Kinh tế.
  4. Văn hóa.

Câu 2. Chủ trương đổi mới về kinh tế được Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đề ra là gì?

  1. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. Phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp.
  3. Phát triển công - nông nghiệp, thủ công nghiệp theo hướng hàng hóa.
  4. Phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

Câu 3. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

  1. Kinh tế.
  2. Chính trị.
  3. Văn hóa.
  4. Tư tưởng.

Câu 4. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?

  1. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
  2. Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  3. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
  4. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

Câu 5. Thành tựu trong lĩnh vực tài chính trong 5 năm (1986 - 1990)?

  1. Phát hành tiền mới.
  2. Cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  3. Đã kìm chế được một bước lạm phát.
  4. Giữ được tỉ giá đồng Việt Nam với các đồng tiền khác.

Câu 6. Ba chương trình kinh tế nào được đưa ra trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 - 1990?

  1. Vườn - Ao - Chuồng.
  2. Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
  3. Lương thực - Thực phẩm - Hàng xuất khẩu.
  4. Lương thực - Thực phẩm - Hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

Câu 7. Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào?

  1. 1986.
  2. 1991.
  3. 1995.
  4. 1999.

Câu 8. Thành tựu lớn nhất trong 5 năm (1986 - 1990) về lương thực là gì?

  1. Mở rộng diện tích trồng lương thực.
  2. Chuyển sang chuyên canh cây lúa.
  3. Lai tạo nhiều giống lúa mới.
  4. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

Câu 9. Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12 - 1986 là

  1. Bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh.
  2. Hoàn thiện cơ chế quản lí đất nước.
  3. Đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
  4. Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất.

Câu 10. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới kinh tế là

  1. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
  2. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công - nông - thương nghiệp tư bản tư doanh.
  3. Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới.
  4. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 11. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới chính trị là

  1. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế - chính trị đến tổ chức.
  2. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng con người mới.
  3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
  4. Đổi mới phải kinh tế gắn liền với đổi mới về chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Câu 12. Công cuộc khôi phục kinh tế của Đảng (12 - 1986) được thực hiện thông qua

  1. Các kế hoạch 5 năm.
  2. Chiến lược phát triển hàng xuất khẩu.
  3. Các kế hoạch phát triển nền nông nghiệp sạch.
  4. Chiến lược phát triển hàng tiêu dùng trong nước.

Câu 13. Trong số 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), chương trình nào phải được đưa lên hàng đầu?

  1. Lương thực, thực phẩm.
  2. Hàng xuất khẩu.
  3. Hàng tiêu dùng.
  4. Hàng giá rẻ.

Câu 14. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), ai được bầu làm Tổng Bí thư?

  1. Nguyễn Văn Linh.
  2. Lê Duẩn.
  3. Đỗ Mười.
  4. Trần Phú.

Câu 15. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn của nước ta giai đoạn đầu khi tiến hành công cuộc đổi mới là

  1. Gạo, dầu thô, cà phê.
  2. Gạo, dầu thô, thủy sản.
  3. Gạo, dầu thô, than đá.
  4. Gạo, than đá, cà phê.

Câu 16. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?

  1. Thực hiện được 3 chương trình kinh tế.
  2. Phát triển kinh tế đối ngoại.
  3. Kiềm chế được lạm phát.
  4. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 17. Tại sao trong đường lối đổi mới, Đảng ta cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế?

  1. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên những lĩnh vực khác.
  2. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
  3. Những khó khăn của đất nước ta bắt nguồn từ kinh tế.
  4. Do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 18. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong 15 năm đổi mới là gì?

  1. Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
  2. Sự cô lập của các nước đế quốc.
  3. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
  4. Kinh tế bị chiến tranh tàn phá quá nặng nề.

Câu 19. Trong những năm 1996-2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là

  1. Gạo, cà phê và thủy sản.
  2. Gạo, hàng dệt may và nông sản.
  3. Gạo, cà phê và điều.
  4. Gạo, hàng dệt may và thủy sản.

Câu 20. Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam đến năm 1995 là

  1. Có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  2. Có quan hệ thương mại với hơn 100 nước.
  3. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và gia nhập tổ chức ASEAN.
  4. Các công ty của hơn 50 nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng (6/1996) xác định nhiệm vụ của nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới là thời kì

  1. Hoàn thiện đường lối “đổi mới”.
  2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  3. Đổi mới về chính trị.
  4. Đổi mới về chính sách đối ngoại.

Câu 22. Trong 5 năm (1986-1990), cả nước ta thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm nào?

  1. Xây dựng cơ sở vật chất bước đầu của chủ nghĩa xã hội.
  2. Đổi mới về tổ chức chính trị, văn hóa, giáo dục.
  3. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
  4. Thực hiện, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 23. Nhân tố quan trọng nhất quyết định vì sao Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới đất nước?

  1. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  2. Tác động của cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
  3. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
  4. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước.

Câu 24. Trong 5 năm (1986 - 1990) ta thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm nào?

  1. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
  2. Đổi mới về chính trị.
  3. Thực hiện ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
  4. Thực hiện hiện đại hóa đất nước.

Câu 25. Nội dung nào không phải là nguyên nhân đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?

  1. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.
  2. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
  3. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  4. Do các thế lực ngoại xâm đang nhòm ngó nước ta.

Câu 26. Quan niệm đổi mới của Đảng ta là đổi mới

  1. Về kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội.
  2. Về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế, phải toàn diện và đồng bộ.
  3. Phải toàn diện và đồng bộ.
  4. Để khắc phục những khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.

Câu 27. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những khó khăn, yếu kém mà Việt Nam mắc phải khi tiến hành hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1986) là

  1. Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương chính sách lớn, sai lầm về chủ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
  2. Sự bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước đế quốc sau thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đối với nước ta.
  3. Không áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với các ngành kinh tế.
  4. Kinh tế nước ta bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

Câu 28. Những thành tựu đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã

  1. Từng bước chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. Đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  3. Bước đầu thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
  4. Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là bước đầu phù hợp.

Câu 29. Nội dung nào không phản ánh đúng hoàn cảnh đất nước và thế giới khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới?

  1. Trải qua thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976-1980 và 1981-1985), nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn.
  2. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
  3. Xu thế đối thoại hợp tác trên thế giới chiếm ưu thế tác động đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  4. Những thay đổi trong tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng?

  1. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề.
  2. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
  3. Phát triển nền kinh tế XHCN với hai thành phần: nhà nước và tập thể.
  4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

----------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ năm 1986 - 2000...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 26: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

C. Đề minh họa 2020 lần 2

  1. Đề minh họa môn Toán 2020 lần 2
  2. Đề minh họa Ngữ văn năm 2020 lần 2
  3. Đề minh họa môn Tiếng Anh 2020 lần 2
  4. Đề minh họa môn Hóa năm 2020 lần 2
  5. Đề minh họa môn Vật lý năm 2020 lần 2
  6. Đề minh họa môn Sinh học năm 2020 lần 2
  7. Đề minh họa Địa Lý năm 2020 lần 2
  8. Đề minh họa môn Lịch sử năm 2020 lần 2
  9. Đề minh họa môn GDCD năm 2020 lần 2
  10. Đề minh họa tiếng Đức năm 2020 lần 2
  11. Đề minh họa tiếng Nhật năm 2020 lần 2
  12. Đề minh họa tiếng Nga năm 2020 lần 2
  13. Đề minh họa tiếng Trung Quốc năm 2020 lần 2
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 12

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng