Lý thuyết Tiếng Việt 3 bài 130
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 130 giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Lý thuyết Tiếng Việt 3 bài 130
TẬP ĐỌC: CUỐN SỔ TAY
1. Nội dung
Giới thiệu về các nước Mô-na- cô, Va-ti-căng , Trung Quốc. Hiểu được công dụng của sổ tay: có ý thức tập ghi sổ tay và không tự tiện xem sổ tay của người khác.
2. Giải nghĩa từ khó
- Trọng tài: người được cử ra để phân xử phải trái.
- Mô–na–cô: Một nước rất nhỏ ở Châu Âu.
- Diện tích: độ rộng của bề mặt sự vật.
- Va-ti-căng: nơi đặt tòa thánh Công giáo
- Quốc gia: nước, nhà nước.
3. Phương pháp
- Đọc bài với giọng vui tươi, hồn nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật khi đọc bài .
- Đọc đúng một số từ khó: Mô-na-cô, Va-ti-căng , quyển sổ, toan cầm lên, diện tích, quốc gia, 1 tỉ 200 triệu.
- Đọc và nắm được nội dung, ý nghĩa của bài
- Trả lời câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn và chính xác dựa vào những chi tiết trong chuyện.
4. Trả lời câu hỏi
1) Thanh dùng sổ tay làm gì?
Thanh dùng sổ tay để ghi nội dung các cuộc họp, ghi lại các việc cần làm, ghi những chuyện lí thú trên thế giới, trong cuộc sống.
2) Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh?
Mô-na-cô là nước rất nhỏ, diện tích chỉ gần bằng nửa Hồ Tây của Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng là một quốc gia còn nhỏ hơn: diện tích chỉ bằng một phần năm Mô-na-cô và chỉ có 700 người trong khi Trung Quốc đông nhất thế giới có tới 1 tỉ 200 triệu người và nước Nga lớn nhất thế giới, rộng hơn Việt Nam trên 50 lần.
3) Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
Vì sổ tay của mỗi người dùng để ghi chép nhiều chuyện riêng tư. Tự ý xem sổ tay của người khác là tò mò, là thiếu văn minh, lịch sự.
Ngoài tài liệu về Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 130 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3 và Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.