Lý thuyết Tiếng Việt 3: Chính tả: Nghe nhạc
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3: Chính tả: Nghe nhạc giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3: Chính tả: Nghe nhạc
Phương pháp:
- Ngắt dòng đúng, đầu mỗi câu thơ phải viết hoa.
- Phân thành 3 khổ thơ rõ ràng.
- Viết đúng một số từ ngữ khó: mải miết, nhạc đài, giẫm, nhạc dồn, réo rắt, rung
- Phân biệt khi viết l/n, ut/uc
1. Nghe – viết: Nghe nhạc
2. Điền vào chỗ trống:
a) l hay n?
- …áo động, hỗn …áo
- béo …úc ích, …úc đó
Trả lời:
- náo động, hỗn láo
- béo núc ních, lúc đó
b) uthayuc?
- ông b…, b… gỗ
- chim c…´, hoa c…´
Trả lời:
- ông bụt, bục gỗ
- chim cút, hoa cúc
3. Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:
Gợi ý:
- Chứa tiếng bắt đầu bằng l: lấy, làm việc, lay dậy, lôi kéo, la hét, la cà, lê la, len lỏi, lon ton, lồng lên, lái thuyền, la lối, lắng tai, lân la, lẩm bẩm, lạy lục, lao động
- Chứa tiếng bắt đầu bằng n: nói, nuông chiều, nắm cơm, nô đùa, nài nỉ, nài ép, nạo vét, nộp thuế, nằm, nặn tượng, nâng lên, nấp, nấu nướng, né tránh, ném, neo thuyền, nép mình,...
b. Chứa tiếng có vần ut hoặc uc.
Gợi ý:
- Chứa tiếng có vần ut: vụt, mất hút, thút thít, mút tay, sút bóng, hút nước, tụt xuống, rút về,...
- Chứa tiếng có vần uc: múc nước, rúc vào, lục lọi, thúc giục, vục nước, chúc mừng, húc nhau, đúc gang, xúc đất, phục dịch,...
Ngoài tài liệu về bài Chính tả: Nghe nhạc trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3 và Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.