Lý thuyết Tiếng Việt 3: Chính tả: Hai bà trưng

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3: Chính tả: Hai bà trưng giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Nghe - viết: Hai Bà Trưng (từ Thành trì của giặc… đến hết)

Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào?

Chữ Hai và Bà đều được viết hoa để tỏ lòng tôn kính, Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.

2. Điền vào chỗ trống:

a) l hay n?

- lành …ặn

- nao …úng

- …anh lảnh

Trả lời:

- lành lặn

- nao núng

- lanh lảnh

b) iêt hay iêc?

- đi biền b…

- thấy tiêng t…´

- xanh biêng b…´

Trả lời:

- đi biền biệt

- thấy tiêng tiếc

- xanh biêng biếc

3. Thi tìm nhanh các từ ngữ:

a) - Chứa tiếng bắt đầu bằng l

Gợi ý: lung linh, lương thiện, sai lầm, lễ phép, múa lân, nước lã, lũ lụt, lưu luyến, xe lu, …

- Chứa tiếng bắt đầu bằng n.

Gợi ý: na chín, no nê, nao núng, nóng nảy, siêng năng, non nớt, nô nức, nâng lên, nặng, nem chả, nên thơ,…

b) - Chứa tiếng có vần iêt.

Gợi ý: tinh khiết, miệt mài, kiệt sức, hiểu biết, siết chặt, chảy xiết, Việt Nam,…

- Chứa tiếng có vần iêc.

Gợi ý: chiếc lá, mắng nhiếc, cá diếc, điếc tai, gớm ghiếc, tiếc nuối, …

Ngoài tài liệu về bài Chính tả: Hai bà trưng trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 149
Sắp xếp theo

    Chính tả lớp 3

    Xem thêm