Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 30
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 30 giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 30
TẬP ĐỌC: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
1. Nội dung
Truyện nhắc nhở chúng ta không nên chơi dưới lòng đường, phải biết tuân thủ luật lệ giao thông và quy tắc chung của cộng đồng.
2. Giải nghĩa từ khó
- Cánh phải: phía bên phải
- Cầu thủ: Người chơi bóng.
- Khung thành: Khung có căng lưới ở cuối sân bóng, nếu để đối phương đưa bóng vào là thua.
- Đối phương: Phía đối địch trong trận đấu.
- Húi cua: (tóc) cắt rất cao và ngắn.
3. Phương pháp
- Đọc to, rõ ràng, nhập vai vào nhân vật để bày tỏ cảm xúc: tiếng xe gắn máy “kít…ít” (ngân dài), tiếng quát của người lớn, tiếng ấp úng xin lỗi của Quang…
- Nắm được nội dung câu chuyện, nghĩa của các từ khó.
- Trả lời câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và súc tích.
4. Trả lời câu hỏi
1) Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
Các bạn nhỏ chơi đá bóng dưới lòng đường.
2) Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
Vì Long suýt chút nữa tông vào xe gắn máy khiến bác đi xe nổi nóng, cả bọn chạy toán loạn.
3) Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
Quang sút quả bóng mạnh đập vào đầu một cụ già đi trên vỉa hè khiến cụ lảo đảo, khuỵu xuống.
4) Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.
- Quang lén nhìn ông cụ từ phía gốc cây.
- Cậu bé sợ tái cả người.
- Quang thấy lưng còng ông cụ giống lưng của ông nội, cậu chạy theo chiếc xe vừa mếu máo vừa nói lời xin lỗi.
5) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Câu chuyện muốn nói :
- Không nên chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây nguy hiểm cho bản thân mình và người tham gia giao thông.
- Biết tuân thủ luật lệ giao thông và những nguyên tắc chung của cộng đồng.
5. Kể chuyện
Kể lại một đoạn câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhân vật.
Gợi ý
Đây là cách kể sáng tạo, mọi sự việc diễn ra được kể dưới cái nhìn riêng của mỗi nhân vật. Trong truyện, có thể kể bằng lời của các nhân vật sau đây:
- Quang, Vũ, Long (Những người tham gia vào trận bóng)
- Bác đi xe gắn máy (Đoạn 2)
- Bác đứng tuổi, cụ già (Đoạn 3)
Hướng dẫn kể lại đoạn 3 của câu chuyện theo lời bác đứng tuổi.
Ông cụ bị quả bóng đập mạnh vào đầu, ngã khuỵu xuống. Chứng kiến cảnh ấy, tôi chạy nhanh tới xuýt xoa, hỏi han ông. Cũng may vừa lúc đó, chiếc xích lô đi tới, tôi dìu ông cụ lên. Bực bội với lũ trẻ nghịch ngợm, tôi thét lớn:
- Thật là quá quắt!
Bỗng từ trong gốc cây, một cậu bé có vẻ như đã ân hận vì hành động của mình, cậu ấy vừa chạy theo cùng chiếc xe xích lô, vừa mếu máo:
- Ông ơi… cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.
Tôi hy vọng sau chuyện này, bọn trẻ sẽ biết sửa lỗi và tuân thủ đúng luật giao thông.
Ngoài tài liệu về Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3 và Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.