Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 23

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 23 giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 23

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SO SÁNH

Phương pháp:

Nhận biết câu so sánh hơn kém với các từ so sánh hơn kém (hơn, hơn là, kém, kém gì, chẳng bằng,…)

1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:

a) Bế cháu ông thủ thỉ:

- Cháu khỏe hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

Phạm Cúc

Trả lời:

- Sức khỏe của cháu được so sánh với ông.

- Ông được so sánh với buổi trời chiều.

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng.

b)

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

Trần Đăng Khoa

Trả lời:

- Trăng khuya được so sánh với đèn.

c) Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Trần Quốc Minh

Trả lời: - Những ngôi sao thức được so sánh với mẹ thức vì các con.

- Mẹ được so sánh với ngọn gió của con.

2. Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên.

a) hơn, là

b) hơn

c) chẳng bằng, là

3. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.

Trần Đăng Khoa

- Quả dừa được so sánh với đàn lợn con

- Tàu dừa được so sánh với chiếc lược

4. Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.

Gợi ý: Ta có thêm các từ so sánh ngang bằng: như, là, tựa như, tựa là, giống như.

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

Ngoài tài liệu về Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
2 287
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Tiếng Việt 3

    Xem thêm