Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 80

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 80 giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 80

TẬP ĐỌC: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

1. Nội dung

Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

2. Giải nghĩa từ khó

- Trung đoàn trưởng: người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn)

- Lán: nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa.

- Tây: ở đây chỉ thực dân Pháp.

- Việt gian: người Việt Nam làm tay sai cho giặc.

- Thống thiết: tha thiết, cảm động

- Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn): tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bảo tồn: bảo vệ và gìn giữ lâu dài.

3. Phương pháp

- Đọc bài to, rõ ràng, phân biệt được giọng của từng vai kể (Trung đoàn trưởng, các em nhỏ)

+ Trung đoàn trưởng: nhẹ nhàng, trầm buồn

+ Lượm: xúc động, giọng run

+ Mừng: xúc động, buồn bã

- Hiểu được nội dung của truyện và nghĩa của các từ khó.

- Trả lời câu hỏi ngắn gọn, chính xác.

- Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa trên nội dung chính.

4. Trả lời câu hỏi

1) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

Trung đoàn trưởng đến nói với các em nhỏ: cuộc sống chiến khu rất gian khổ, các em khó lòng mà chịu đựng nổi, vì vậy trung đoàn sẽ cho các em trở về với gia đình.

2) Vì sao nghe ông nói, “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?

Vì các em nhỏ bị bất ngờ, xúc động khi mình phải rời xa chiến khu, không được tham gia chiến đấu vì Tổ quốc mà phải trở về với gia đình.

3) Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?

Các bạn sẵn sàng chịu khổ, chịu đói chứ không chịu chung sống cùng với bọn Việt gian, bọn Tây.

4) Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?

Lời nói của Mừng vừa ngây thơ, vừa trung thực: xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn đừng bắt các em phải trở về.

5) Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.

Tiếng hát như ngọn lửa rực rỡ trong đêm rừng lạnh tối.

5. Kể chuyện

Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu:

Hướng dẫn kể lại:

a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.

Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:

- Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao?

b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại

Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng:

-“Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."

Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm:

-“ Chúng em xin ở lại."

Mừng nói thật cảm động: "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm!"

c) Đoạn 3: Lời hứa của chỉ huy.

Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói:

"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”

d) Đoạn 4: Tiếng hát giữa rừng đêm.

Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi... Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.

Ngoài tài liệu về Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 119
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Tiếng Việt 3

    Xem thêm