Lý thuyết Tiếng Việt 3: Chính tả: Đối đáp với Vua

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3: Chính tả: Đối đáp với Vua giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3: Chính tả: Đối đáp với Vua

Phương pháp:

- Viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp, đúng hình thức của đoạn.

- Câu đối trình bày giống như một câu thơ.

- Viết hoa đầu câu và tên riêng: Cao Bá Quát

- Phân biệt s/x, dấu hỏi /dấu ngã khi viết

1. Nghe – viết: Đối đáp với vua(từ Thấy nói là học trò … đến người trói người.)

2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi: sáo

- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,…khéo léo của người và thú: xiếc

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ bằng tre gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa:

- Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, … bằng đường nét, màu sắc: vẽ

3. Thi tìm những từ ngữ chỉ hoạt động:

a)

- Chứa tiếng bắt đầu bằng s: sẩy chân, san sẻ, soi gương, mua sắm, sà xuống ...

- Chứa tiếng bắt đầu bằng x: xé giấy, xé nát, xoa bóp, xông hơi, xỉa răng, xô đẩy, xối nước, xỏ chỉ, xoá bỏ, xúc đất, xới luống ...

b)

- Chứa tiếng có thanh hỏi: thổi cơm, bẻ bắp, chẻ lạt, dạy bảo , chẻ củi, nhổ cỏ, bỏ rác, đổ nước, ngủ, kể lể, rảo bước, thổi cơm, bẻ bắp, chẻ lạt, dạy bảo ...

- Chứa tiếng có thanh ngã: chữa xe, dẫn đường, vẫy tay, gõ mõ, vẽ tranh, đục đẽo, ẵm bồng, diễn trò, ...

Ngoài tài liệu về bài Chính tả: Đối đáp với Vua trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 67
Sắp xếp theo

    Chính tả lớp 3

    Xem thêm