Lý thuyết Tiếng Việt 3: Chính tả: Thì thầm

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3: Chính tả: Thì thầm giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3: Chính tả: Thì thầm

Phương pháp:

- Ngắt dòng đúng hình thức các khổ thơ.

- Viết và đọc đúng tên của một số nước Châu Á.

- Phân biệt khi viết ch/tr, dấu hỏi / dấu ngã

1. Nghe – viết:

Thì thầm

Gió thì thầm với lá

Lá thì thầm cùng cây

Và hoa và ong bướm

Thì thầm điều chi đây.

Trời mênh mông đến vậy

Đang thì thầm với sao

Sao trời tưởng lặng im

Lại thầm thì cùng nhau.

Phùng Ngọc Hùng

2. Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á:

Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Xin-ga-po

3.

a) Điền vào chỗ trống tr hay ch? Giải câu đố.

Lưng đằng …ước, bụng đằng sau

Con mắt ở dưới, cái đầu ở …ên.

(Là cái gì?)

Trả lời:

Lưng đằng trước, bụng đằng sau

Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.

- Đó là cái chân con người, mắt cá ở dưới, đầu gối ở trên, bắp chân (bụng chân) ở phía sau.

b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? Giải câu đố.

Một ông cầm hai cây sào

Đuôi đàn cò trắng chạy vào trong hang.

Trả lời:

Một ông cầm hai cây sào

Đuổi đàn cò trắng chạy vào trong hang.

Đó là bàn tay cầm đôi đũa đưa cơm vào miệng.

Ngoài tài liệu về bài Chính tả: Thì thầm trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 112
Sắp xếp theo

    Chính tả lớp 3

    Xem thêm