Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 3 bài 145

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 145 giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt 3 bài 145

TIẾT 4

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

2. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cua Càng thổi xôi

Cua càng đi hội

Cõng nồi trên lưng

Vừa đi vừa thổi

Mùi xôi thơm lừng.

Cái Tép đỏ mắt

Cậu Ốc vặn mình

Chú Tôm lật đật

Bà Sam cồng kềnh.

Tép chuyên nhóm lửa

Bà Sam dựng nhà

Tôm đi chợ cá

Cậu Ốc pha trà.

Hai tay dụi mắt

Tép chép miệng: Xong!

Chú Tôm về chậm

Dắt tay bà Còng.

Hong xôi vừa chín

Nhà đã dựng xong

Trà pha thơm ngát

Mời ông Dã Tràng.

Dã Tràng móm mém

Rụng hai chiếc răng

Khen xôi nấu dẻo

Nhất cô Cua càng.

Nguyễn Ngọc Phú

a) Trong bài thơ trên, mỗi con vật được nhân hóa nhờ những từ ngữ nào?

- Trong bài thơ đó, mỗi con vật được dùng các từ ngữ sau để nhân hoá:

+ Cua Càng: thổi xôi, đi hội, cõng nồi

+ Tép: được gọi là cái tép, đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng: xong!

+ Ốc: được gọi là cậu ốc, vặn mình, pha trà

+ Tôm: chú tôm, lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng

+ Sam: bà Sam, dựng nhà

+ Còng: bà Còng

+ Dã tràng: ông dã tràng, rụng hai răng, khen xôi dẻo

b) Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Chọn hình ảnh theo cảm nhận của bản thân em.

Gợi ý: có thể chọn hình ảnh Dã Tràng móm mém khen xôi nấu dẻo.

Vì hình ảnh Dã Tràng hiện lên vừa hiền hậu, vừa ngộ nghĩnh qua lời tả đầy sáng tạo của tác giả.

Ngoài tài liệu về Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 bài 145 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Tiếng Việt 3

    Xem thêm