Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 5

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 5 được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 5, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 5.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 5 tiếp nối Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 4 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 5

Phần 1: Đọc hiểu

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, chảy qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về đến thủ đô Hà Nội, rồi qua các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, đến Thái Bình rồi đổ ra Biển Đông. Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi, trong đó có vùng đất thủ đô Hà Nội.

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước - đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt. Cách đây hơn 1000 năm, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Ninh Bình ra thành Đại La xây dựng kinh thành Thăng Long (Rồng bay) đã sớm nhận thấy địa thế “tựa núi, nhìn sông” của vùng đất này. Với vị thế trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên con sông lớn khiến cho giao thông của Thăng Long - Hà Nội với các địa phương khác trở nên dễ dàng, thuận tiện. Dòng sông Hồng không chỉ lắng đọng phù sa, tạo thành miền đất trù phú “đất lành chim đậu”, mà còn khiến nơi đây trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi “ lắng hồn núi sông”, thu hút nhân tài, anh kiệt, những tinh hoá văn hoá làng nghề từ khắp nơi, tạo nên những phố nghề, làng nghề nổi tiếng ở đất kinh kỳ kẻ chợ. Cảnh sắc tươi đẹp bên bờ sông Hồng với con người Hà Nội thanh lịch là đề tài cho thơ ca, nhạc, hoạ... từ bao đời, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.

Câu 1: Sông Hồng không chảy qua tỉnh nào sau đây (0,5 điểm):

A. Lào Cai, Yên Bái, Nam Định

B. Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam

C. Hải Phòng, Lạng Sơn, Thanh Hóa

D. Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên

Câu 2: Những đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là (0,5 điểm):

A. Làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông

B. Nuôi tằm dệt vải

C. Trồng cây cổ thụ lấy gỗ làm đỗ mĩ nghệ

D. Trồng các loại hoa, thảo dược

Câu 3: Trong những đặc điểm dưới đây, đâu không phải là đặc điểm tiêu biểu của sông Hồng:

A. Cung cấp phù sa trù phú

B. Cảnh sắc tươi đẹp 2 bên bờ thu hút khách ghé thăm

C. Giúp Hà Nội trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt

D. Cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm biển, cá biển…

Câu 4: Em hiểu câu tục ngữ “đất lành chim đậu” nghĩa là gì? (1,5 điểm)

Câu 5: Em hãy gạch chân dưới các từ ghép xuất hiện trong câu văn dưới đây (1 điểm):

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước - đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt.

Câu 6: Em hãy gạch chận dưới trạng ngữ của câu sau và cho biết đó là loại trạng ngữ gì? (1 điểm)

Hôm nay, chị Hai và em được mẹ dẫn lên hiệu sách để mua sắm các đồ dùng học tập, chuẩn bị cho năm học tới.

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Hà Nội

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.

Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy tả một cây cổ thụ mà em yêu thích.

Đáp án đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 5

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4:

Em hiểu tục ngữ “đất lành chim đậu” có nghĩa là nơi an lành, yên bình, trù phú thì tự nhiên sẽ có nhiều người đến sinh sống, làm ăn.

Câu 5: Có các từ ghép như sau:

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước - đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt.

Câu 6: Trạng ngữ của câu là:

Hôm nay, chị Hai và em được mẹ dẫn lên hiệu sách để mua sắm các đồ dùng học tập, chuẩn bị cho năm học tới.

→ Đây là trạng ngữ chỉ thời gian

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả

Câu 2: Tập làm văn

Dàn bài chi tiết tả cây bàng:

1. Mở bài

- Giới thiệu về cây bàng (ví dụ: Trên sân trường em có trồng nhiều loại cây như: cây phượng, cây hoa sữa, cây bằng lăng… Trong đó em thích nhất là cây bàng già ở giữa sân trường).

2. Thân bài

- Tả khái quát:

  • Năm nay cây bao nhiêu tuổi, do ai trồng
  • Cây cao khoảng bao nhiêu mét? (so với các tòa nhà thì như thế nào)
  • Thân cây rộng bao? (bao nhiêu người ôm thì hết)

- Tả chi tiết: theo trật tự từ dưới lên

  • Bộ rễ (to, dài đâm saua xuống lòng đất, hút nước và khoáng chất nuôi cây, một bộ phận nổi lên mặt đất như những con rắn to)
  • Thân cây (to, lớp vỏ sần sùi, thô ráp màu nâu đen)
  • Các cành cây tỏa ra từ thân cây, từ các cành lại tỏa ra các nhánh, dày như mạng nhện
  • Lá bàng (to bằng bàn tay người lớn, có các gân rõ ràng, học sinh thường lấy làm quạt)

- Tả các đặc điểm theo mùa:

  • Mùa hè lá bàng xanh rì, tươi tốt, tán lá xum xuê như một chiếc ô khổng lồ màu xanh.
  • Mùa thu lá bàng chuyển dần snag màu đỏ, màu vàng rồi rụng dần.
  • Mùa đông lá cây rụng hết, còn trơ trọi những cành khô khẳng khiu.
  • Mùa xuân đến, các mầm non nhú lên, đem lại sức sống cho cây bàng già. Những chiếc lá non màu xanh nhạt lớn dần lên và có màu xanh đậm.
  • Rồi đến hè, cây bàng lại ra hoa - những chùm hoa li ti nở ra những trái bàng đáng yêu.

- Em và các bạn thường làm gì dưới gốc cây bàng? (ngồi nói chuyện, đọc sách, ăn sáng, chơi trò chơi, chờ bố mẹ đến đón…)

3. Kết bài

- Tình cảm của em với cây bàng.

- Sau này khi ra trường em sẽ quay về thăm trường, thăm thầy cô và cả cây bàng nữa.

Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 5 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 5, đề thi giữa kì 1 lớp 5đề thi học kì 1 lớp 5. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
1 2.644
Sắp xếp theo

Đề thi KSCL đầu năm lớp 5

Xem thêm