Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 11
Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12.
Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Câu 1: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều
A. Bắc – Nam, Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao
B. Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao
C. Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc- Tây Nam
D. Đông – Tây và Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao
Đáp án: B
Giải thích: SGK/48-49-51, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nào
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
B. Cận xích đạo gió mùa
C. Cận nhiệt đới hải dương
D. Nhiệt đới lục địa khô
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 3: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
B. Cận xích đạo gió mùa
C. Cận nhiệt đới hải dương
D. Nhiệt đới lục địa khô
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 4: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là
A. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
C. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
D. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) là
A. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
C. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
D. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 6: Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC
C. Trong 2-3 tháng nhiệt độ trung bình thấp hơn 18oC
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/48 địa lí 12 cơ bản
Câu 7: Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC
C. Trong 2-3 tháng nhiệt độ trung bình thấp hơn 18oC
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
C. Đới rừng xích đạo
D. Đới rừng lá kim
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 9: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
B. Đới rừng xích đạo
C. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
D. Đới rừng lá kim
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 10: Ở phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào), nơi xuất hiện loại rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất là:
A. Đông Nam Bộ
B. Cực Nam Trung Bộ
C. Vùng ven biển miền Trung
D. Tây Nguyên
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.
Câu 11: Từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là
A. Vùng biển- vùng đất – vùng trời
B. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi
C. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồi núi thấp – vùng đồi núi cao
D. Vùng biển – vùng đồng bằng – vùng cao nguyên
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2, SGK/49 - 50 địa lí 12 cơ bản.
Câu 12: Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất
A. Vùng biển Bắc Bộ
B. Vùng biển Bắc Trung Bộ
C. Vùng biển Nam Trung Bộ
D. Vùng biển Nam Bộ
Đáp án: C
Giải thích: Độ nông – sâu, rộng – hẹp có mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng. Chính vì vậy, ở vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều dãy núi ăn sát ra biển cùng với đó là biển sâu nên thềm lục địa hẹp nhất.
Câu 13: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
B. Thềm lục địa khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp
C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ lẫn nhau
D. Mở rộng ra biển và các bãi triều thấp phẳng
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Câu 14: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
A. Tiếp xúc với thềm lục địa rộng, nông
B. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến
C. Mở rộng các bãi triều thấp phẳng
D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Câu 15: Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây chủ yếu do
A. Độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau
B. Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi
C. Độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc – đông nam
D. Tác động mạnh mẽ của con người
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Câu 16: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới
D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Câu 17: Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới
D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Câu 18: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới
D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Câu 19: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là
A. Đất phù sa ngọt
B. Đất phèn, đất mặn
C. Đất xám
D. Đất cát ven biển
Đáp án: A
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là một đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp phù sa hằng năm. Chính vì vậy, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng chính là đất phù sa ngọt, phân bố chủ yếu ở tập trung thành vùng rộng lớn ở khu vực trung tâm đồng bằng.
Câu 20. Do hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta
A. Phân hóa đa dạng
B. Phân hóa theo chiều Bắc – Nam
C. Phân hóa Đông – Tây
D. Phân hóa theo độ cao
Đáp án: B
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 21. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là đặc trưng của
A. Miền khí hậu phía Nam
B. Miền khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ
C. Miền khí hậu phía Bắc
D. Miền khí hậu Bắc Trung Bộ
Đáp án: C
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 22. Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan tiêu biểu cho
A. đồng bằng và ven biển, đảo.
B. đồi núi và trung du.
C. phần lãnh thổ phía Bắc.
D. phần lãnh thổ phía Nam.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 23. Đặc điểm nhiệt độ nào không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam?
A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
B. Nhiệt độ trung bình trên 20ºC.
C. Trong 2-3 tháng nhiệt độ trung bình thấp hơn 18ºC.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 24. Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo
A. Đông – Tây.
B. Bắc – Nam.
C. Đất đai.
D. Sinh vật.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.
Câu 25. Vùng biển miền Trung không phải là nơi có
A. Đường bờ biển khúc khuỷu.
B. Thềm lục địa thu hẹp.
C. Nhiều bãi triều thấp phẳng.
D. Phổ biến cồn cát, đầm phá.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 26. Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới (m)
A. 400 – 500.
B. 500 – 600.
C. 600 – 700.
D. 700 – 800.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.
Câu 27. Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao?
A. 600-700m.
B. 700-800m.
C. 800-900m.
D. 900-1000m.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.
Câu 28. Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chiếm 60% diện tích là nhóm đất
A. Phù sa.
B. Xám bạc màu
C. Đất feralit.
D. Đất núi đá.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.
Câu 29. Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên (m)
A. 2.500.
B. 2.600.
C. 2.700.
D. 2.800.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/50, địa lí 12 cơ bản.
Câu 30. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm
A. Thiên nhiên mang sắc thái ôn nhiệt đới núi cao.
B. Thiên nhiên mang sắc thái nhiệt đới gió mùa.
C. Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
D. Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: C
Giải thích: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Còn vùng Tây Bắc có thiên nhiên nhiệt đới gió mùa (Nam Tây Bắc), ôn đới (vùng núi cao Tây Bắc).
Câu 31. Thành phần tự nhiên nào không có sự thay đổi theo đai cao?
A. Khí hậu
B. Sông ngòi
C. Thổ nhưỡng
D. Sinh vật
Đáp án: B
Giải thích: SGK/50, địa lí 12 cơ bản.
Câu 32. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm nhiệt độ nước ta từ Nam ra Bắc?
A. Nhiệt độ trung bình tăng dần
B. Biên độ nhiệt năm tăng dần
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm
Đáp án: B
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 33. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm
A. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm
C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
Đáp án: C
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 34. Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. Các thung lũng sông lớn có hướng vòng cung.
B. Cấu trúc địa chất- địa hình phức tạp.
C. Nơi duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao.
D. Có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 35. Nhận định nào đúng với đặc điểm thiên nhiên miền Bắc nước ta?
A. Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam.
C. Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
D. Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ do ảnh hưởng của gió mùa tây nam.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Tài liệu học tập lớp 12