Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc

Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 7 chương 2 bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc thuộc Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 có đáp án do VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là đề ôn luyện Toán 7 với 10 câu hỏi trắc nghiệm khác nhau có đáp án cho các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả.

Để có thể ôn tập và củng cố lại kiến thức Toán 7 sau mỗi bài học trên lớp, mời các em học sinh tham khảo Chuyên mục Trắc nghiệm Toán 7 bao gồm các đề trắc nghiệm môn Đại số 7 và Hình học 7 theo từng đơn vị bài học, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh học tốt môn Toán hơn.

Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 7 chương 2

Câu 1: Cho tam giác DEF. Tia phân giác của góc D cắt EF tại I. Ta có

A. ∆ DIE = ∆ DIF

B. DE = DF

C. IE = IF; DI = EF

D.Cả A, B,C đều đúng

Câu 2: Cho tứ giác ABCD, AB//DC, AD//BC, O là giao của AC và BD. Câu nào sau đây đúng:

A. AB=DC, AD=BC

B. OA=OB, OC=OD

C.A, B đều đúng

D.A đúng, B sai

Câu 3: Cho góc xOy khác góc bẹt. Trên tia phân giác của góc xOy lấy điểm I tùy ý, qua I vẽ đường thẳng vuông góc với OI cắt Ox ở E và cắt Oy ở F

A. \hat{IEO} = \hat{IFO}

B. IE = IF

C. OE = OF

D. A, B, C đều đúng

Câu 4: Cho tam giác nhọn ABC, vẽ tia phân giác của góc BAC cắt BC tại D. Từ D vẽ DE song song với AC (E AB) và DF song song với AB (F AC). So sánh chu vi của hai tam giác AED và AFD.

A. CΔAED = CΔAFD

B. CΔAED < CΔAFD

C. CΔAED > CΔAFD

Câu 5: Cho tam giác ABC và tam giác NPM có BC = PM; ∠B = ∠P. Cần điều kiện gì để tam gác ABC bằng tam giác NPM theo trường hợp góc – cạnh – góc?

A. ∠M = ∠A

B. ∠A = ∠P

C. ∠C = ∠M

D. ∠A = ∠N

Câu 6: Cho hai tam giác ABC và tam giác MNP có ∠A = ∠M, ∠B = ∠N. Cần điều kiện gì để hai tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh – góc?

A. AC = MP

B. AB = MN

C. BC = NP

D. AC = MN

Câu 7: Cho tam giác ABC và tam giác MNP có ∠B = ∠N = 90°; AC = MP, ∠C = ∠M. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. ΔABC = ΔPMN

B. ΔACB = ΔPMN

C. ΔBAC = ΔMNP

D. ΔABC = ΔPNM

Câu 8: Cho góc nhọn xOy, Oz là tia phân giác của góc đó. Qua điểm A thuộc tia Ox kẻ song song với Oy cắt Oz tại M. Qua M kẻ đường song song với Ox cắt Oy tại B. Chọn câu đúng

A. OA > OB; MA > MB

B. OA = OB; MA = MB

C. OA < OB; MA < MB

D. OA < OB; MA = MB

Câu 9: Cho đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ các tia Ax, By vuông góc với AB. Gọi C là một điểm thuộc tia Ax. Đường vuông góc với OC tại O cắt tia By tại D. Khi đó

A. CD = AC + BD

B. CD = AC - BD

C. AC = DC + BD

D. AC = CD - BD

Câu 10: Cho hai tam giác bẳng nhau ABC và MNP. Biết \hat{A}=50 và \hat{B}=70. Số đo của \hat{P} là:

A. 60

B. 70

C. 50

D. Một kết quả khác

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Hình học 7

1. D2. C3. D4. A5. C6. B7. D
8. C9. A10. A

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới thầy cô và các em học sinh tài liệu Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu môn Toán 7 khác như: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
13 2.231
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Toán 7

    Xem thêm