Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh

Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 7 chương 2 bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh thuộc Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 có đáp án do VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là đề ôn luyện Toán 7 có đáp án cho các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức được học trong Bài 3 chương 2 Hình học lớp 7. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

VnDoc giới thiệu Chuyên mục Trắc nghiệm Toán 7 bao gồm các đề trắc nghiệm của cả môn Đại số 7 và Hình học 7 theo từng đơn vị bài học, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác là:

A. Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

B. Nếu ba góc của tam giác này bằng ba góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

C. Cả hai câu A, B đều đúng

D. Cả hai câu A, B đều sai

Câu 2: Cho hai tam giác HIK và DEF có HI = DE, HK = DF, IK = EF. Khi đó:

A. ∆ HKI = ∆ DEF

B. ∆HIK = ∆DEF

C. ∆ KIH = ∆ EDF

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Cho hình vẽ sau. Tam giác nào bằng với tam giác ABC?

Trắc nghiệm: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)

A. ΔABC = ΔEDA

B. ΔABC = ΔEAD

C. ΔABC = ΔAED

D. ΔABC = ΔADE

Câu 4: Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC. Khi đó:

A. ∆ ABM = ∆ ACM (c- c -c)

B. Góc MAB = Góc MAC

C. AM là phân giác của góc BAC

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Cho tam giác ABC và tam giác IKH có AB = KI, AD = KH, DB = IH. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. ΔBAD = ΔHIK

B. ΔABD = ΔKHI

C. ΔDAB = ΔHIK

D. ΔABD = ΔKIH

Câu 6: Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Trên một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ tam giác ABC sao cho AC = 4cm, BC = 5cm, trên nửa mặt phẳng còn lại vẽ tam giác ABD sao cho BD = 4cm, AD = 5cm. Chọn đáp án đúng?

A. ΔCAB = ΔDAB

B. ΔABC = ΔBDA

C. ΔCAB = ΔDBA

D. ΔCAB = ΔABD

Câu 7: Xét bài toán "ΔAOB và ΔAOC có Ab= AC, OB= OC (điểm O nằm ngoài ΔABC)". Chứng minh rằng góc OAB = Góc OAC

Hãy sắp xếp một cách hợp lí các câu sau đây để giải bài toán trên:

A. Do đó ΔAOB= ΔAOC (C. C. c)

B. AO: cạnh chung

AB= AC (gt)

OB= OC (gt)

C. Suy ra đpcm (hai góc tương ứng)

D. ΔAOB và ΔAOC có:

A. b, d, a, c

B. d, b, a, c

C. a, b, c, d

D. d, b, c, a

Câu 8: Cho góc xOy. Vẽ cung tròn tâm O, cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự ở A và B. Vẽ hai cung tròn tâm A và B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm C nằm trong góc xOy.

Câu nào sau đây sai:

A. Góc OAC = góc OBC

B. OC là tia phân giác của góc xOy

C. CO là tia phân giác của ACB

D. A,B đúng, C sai

Câu 9: Cho tam giác ABC có AB= AC. Gọi M là trung điểm của BC. Nối A với M. Tính số đo của góc AMB

A. 90

B. 100

C. 95

D. A, B, C đều sai

Câu 10: Cho tam giác ABC, vẽ cung tròn tâm A bán kính BC, vẽ cung tròn tâm B bán kính AC, hai dây cung này cắt nhau tại D. (D và C nằm khác phía đối với AB)

A. AD // BC

B. BD // AC

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Hình học 7

1. A2. B3. C4. D5. D6. C7. B
8. D9. A10. C

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu môn Toán 7 khác như: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Toán 7

    Xem thêm