Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2018 - 2019 đầy đủ các môn

Bộ đề thi học kì 1 lớp 3

Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2018 - 2019 bao gồm bộ đề thi đầy đủ các môn: Toán, Tiếng Việt, Tin Học, Đạo Đức có đáp án chi tiết cho từng đề thi giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì 1 lớp 3. Đồng thời đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo ra đề cho các em học sinh.

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2018 - 2019

UBND HUYỆN ….

TRƯỜNG …..

ĐỀ KIỂM TRA KSCL CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2018 - 2019

Môn Toán 3

Họ và tên: .................

Lớp: 3

Trường: ...................

Số báo danh

Giám thị (kí ghi rõ họ và tên)

...............................

Số mã do chủ tịch HĐ chấm ghi

....................

Thời gian: 40 phút (không kể giao đề)

Khoanh vào đáp án em cho là đúng

Bài 1 (1 điểm).

a) Số 130km đọc là:

A. Một trăm ba mươi

B. Một trăm ba ki-lô-mét

C. Một trăm ba

D. Một trăm ba mươi ki-lô-mét

b) 6 x 5 = ...

A. 28

B. 30

C . 33

D. 34

Bài 2 (1 điểm).

a) 1/5 của 20 kg là:

A. 10

B. 100 kg

C . 10 kg

D. 4 kg

b) 9 gấp lên 4 lần

A. 32 B. 34 C.36 D. 38

Bài 3 (1 điểm).

a) 12dm x 4 =....

A. 48dm

B. 24dm

C. 24

D. 48

b) 5km = …. m.

A. 50 m

B. 500 m

C. 5000 m

D. 5m

Bài 4 (1 điểm). Chu vi hình chữ nhật lần lượt có các cạnh là 3 cm, 2 cm là:

A. 10 B. 11 C. 12

Bài 5: Đặt tính rồi tính: (2 điểm).

467 + 319 916 - 24 22 x 4 936 : 3

.................................................................................................

.................................................................................................

.................................................................................................

Bài 6: Tính giá trị của biểu thức. (1 điểm).

a) 32 + 12 - 9 = ......................

b) 6 x 7 : 6 = ......................

Bài 7: (2 điểm).

Một đội đồng diễn thể dục có 120 học sinh, trong đó số học sinh nam là 1/3 tổng số học sinh. Hỏi đội đó có bao nhiêu học sinh nữ?

.................................................................................................

.................................................................................................

.................................................................................................

Bài 8: (1 điểm).

Tìm thương của số chẵn lớn nhất có ba chữ số với số chẵn bé nhất có một chữ số.

.................................................................................................

.................................................................................................

.................................................................................................

Đáp án và biểu điểm đề thi cuối học kì 1 môn Toán 3:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Số bài

Bài 1(1điểm)

Bài 2(1điểm)

Bài 3(1điểm)

Bài 4(1điểm)

Đáp án đúng

a)

b)

a)

b)

a)

b)

a)

b)

D

B

D

C

A

C

A

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 5: 2 điểm

- Mỗi phép tính đặt tính và tính đúng kết quả được 0,5 điểm.

Nếu kết quả đúng nhưng đặt tính không thẳng cột trừ 0,25 điểm.

786

892

88

312

Bài 6: 1điểm

- Mỗi biểu thức đúng kết quả được 0,5 điểm.

- Đáp án đúng: a) 35; b) 7

Bài 7: 2 điểm

  • Viết đúng mỗi câu lời giải: 0,5 điểm
  • Viết đúng mỗi phép tính thứ nhất: 0,5 điểm
  • Viết đúng mỗi phép tính thứ hai: 0,25 điểm
  • Viết đúng đáp số: 0,25 điểm

Bài giải:

Số học sinh nam có là:

120 : 3 = 40 (học sinh)

Số học sinh nữ có là:

120 – 40 = 80 (học sinh)

Đáp số: 80 học sinh

Bài 8: 1 điểm

Số chẵn lớn nhất có 3 chữ số là 998

Số chẵn bé nhất có 1 chữ số là 2

Vậy thương là: 998 : 2 = 499

* Lưu ý: Toàn bài làm đúng, chữ viết xấu hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm.

Ma trận đề thi cuối học kì 1 môn Toán lớp 3:

Mạch KT, KN

Số bài, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

Số và phép tính:

- Đọc số, cộng, trừ các số có ba chữ số, nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết).

- Tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính.

Số bài

2

2

1

2

3

Số điểm

2,0

3,0

1,0

2,0

4,0

Đại lượng và đo đại lượng: đề-ca-mét; mét; ki-lô-mét.

Số bài

1

1

Số điểm

1,0

1,0

Yếu tố hình học: hình chữ nhật.

Số bài

1

1

Số điểm

1,0

1,0

Giải bài toán bằng hai phép tính.

Số bài

1

1

Số điểm

2,0

2,0

TỔNG

Số bài

3

2

1

1

1

4

4

Số điểm

3,0

3,0

1,0

2,0

1,0

4,0

6,0

Tham khảo: Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm học 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2018 - 2019

Họ và tên học sinh:…….......

……………………………..

Lớp:……………………….

Trường: ……………………

Huyện:……………………..

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2018 - 2019

Môn: Tiếng Việt 3

Ngày kiểm tra:……………..

Thời gian kiểm tra (không kể thời gian phát đề)

Điểm

Nhận xét của giáo viên

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang)

1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?

A.

núi

B.

biển

C.

đồng bằng

2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?

A.

suối

B.

con đường

C.

suối và con đường

3. Vật gì năm ngang đường vào bản?

A.

ngọn núi

B.

rừng vầu

C.

con suối

4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?

A.

cá, lợn và gà

B.

cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà

C.

những cây cổ thụ

5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A.

Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

B.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.

C.

Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”

A.

Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa

B.

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa

C.

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa

7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”

………………………………. ……………………………………………

………………………………. ……………………………………………

………………………………. ……………………………………………

8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:

………………………………. ……………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (4 điểm)

Âm thanh thành phố

Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.

Theo Tô Ngọc Hiến

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.

Đáp án và biểu điểm đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt 3:

A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1(0,5đ)

Câu 2(0,5đ)

Câu 3(1đ)

Câu 4(1đ)

Câu 5(0,5đ)

Câu 6(0,5đ)

A

C

C

B

A

C

Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.

B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)

- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm.

- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)

- Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm.

  • Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm.

Tham khảo: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tin học 3 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22

MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 – 2019

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Thực hành

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chương 1: Làm quen với máy tính

Số câu

1

1

2

1

Số điểm

0.5

0.5

1.0

5.0

Câu số

1

4

1

Chương 2: Chơi cùng máy tính

Số câu

1

1

Số điểm

0.5

0.5

Câu số

5

Chương 3: Em tập gõ bàn phím

Số câu

1

1

2

Số điểm

0.5

0.5

1.0

Câu số

2

6

Chương 4: Em tập vẽ

Số câu

1

1

1

1

Số điểm

0.5

2.0

0.5

2.0

Câu số

3

1

1

Tổng

Số câu

3

1

1

1

1

6

1

1

Số

điểm

1.5

2.0

0.5

0.5

0.5

3.0

2.0

5.0

UBND ……………….

TRƯỜNG ………….

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2018 - 2019

MÔN: TIN HỌC 3

(Thời gian: 40 phút)

A. LÝ THUYẾT (5 điểm)

I. TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)

1. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Máy tính gồm những bộ phận chính nào?

A. Màn hình, thân máy

B. Màn hình, thân máy, bàn phím

C. Màn hình, thân máy, chuột

D. Màn hình, thân máy, bàn phím và chuột

Câu 2: Các loại máy tính mà các em thường thấy là

A. Máy tính xách tay

B. Máy tính để bàn

C. Máy tính bảng

D. Máy tính xách tay và máy tính để bàn

Câu 3: Các dạng thông tin thường gặp là:

A. Thông tin dạng hình ảnh

B. Thông tin dạng âm thanh

C. Thông tin dạng văn bản

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Khu vực chính của bàn phím gồm có mấy hàng phím?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5: Hàng phím nào có 2 phím có gai F và J làm mốc cho việc đặt các ngón tay khi gõ?

A. Hàng phím trên

B. Hàng phím số

C. Hàng phím cơ sở

D. Hàng phím dưới

Câu 6: Phần mềm Blocks giúp em:

A. Luyện dùng chuột và trí nhớ.

B. Nghe nhạc.

C. Xem phim.

D. Trí nhớ.

II. TỰ LUẬN 2 (điểm)

Câu 1: (2điểm):

Chọn từ (hình ảnh, âm thanh) thích hợp vào chỗ trống:

Khi xem phim hoạt hình, em nhận được thông tin dạng…………….và dạng……..........

MÔN: TIN HỌC 3 (Thực hành)

Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)

B. THỰC HÀNH: (5 điểm)

Em hãy đặt tay trên hàng phím cơ sở, ghi lại thứ tự của các phím trong hàng phím cơ sở và khoanh tròn hai phím có gai?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Đáp án và biểu điểm đề thi cuối học kì 1 môn Tin học 3:

A. LÝ THUYẾT (5 điểm)

I. TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)

Mỗi câu đúng 0.5 điểm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

D

D

C

C

A

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1: (2 điểm): Hình ảnh, âm thanh

B. THỰC HÀNH: (5 điểm)

- Học sinh đạt đúng tay trên hàng phím cơ sở (2 điểm)

- Học sinh ghi đúng thứ tự các phím trên hàng phím cơ sở. (1.5 điểm)

- Học sinh khoanh tròn đúng hai phím có gai: F, J (1.5 điểm)

Tham khảo: Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 3 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Đạo Đức năm học 2018 - 2019

Đề tham khảo:

ĐỀ KHẢO SÁT MÔN: ĐẠO ĐỨC LỚP 3

Thời gian: …..phút

Câu 1: Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên ,nhi đồng. Điều thứ hai là:

a. Giữ gìn vệ sinh thật tốt

b. Học tập tốt, lao động tốt

Câu 2: Bác Hồ quê ở đâu?

a. Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.

b. Cao Bằng,Tỉnh Lạng Sơn.

Câu 3: Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?

a. Nguyễn Sinh Cung.

b. Nguyễn Tất Thành.

c. Nguyễn Ái Quốc.

d. Cả 3 tên gọi trên đều đúng

Câu 4: Đánh dấu X vào ô trước hành vi đúng khi biết giữ lời hứa:

a) Em xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, em vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui.

b) Quý hứa với em bé sau khi học xong bài sẽ chơi đồ hàng. Nhưng khi học xong trên TIVI có phim hoạt hình, thế là Quý xem phim, bỏ mặc em chơi một mình.

Câu 5: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

a. Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.

b. Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện được hay không không quan trọng.

Câu 6: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

a. Trẻ em có quyền được Ông bà, cha mẹ chăm sóc.

b. Trẻ em không cần quan tâm đến mọi người trong gia đình.

Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

a. Niềm vui và nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẽ cùng ai.

b. Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.

Câu 8: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

a. Thờ ơ cười khi bạn đang có chuyện buồn.

b. Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.

c. Chúc mừng bạn khi bạn đạt điểm 10 trong học tập.

Câu 9: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

a. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện tình làng, nghĩa xóm.

b. Trẻ em không cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây nên làm hay không nên làm?

a. Đánh nhau với trẻ em hàng xóm.

b. Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.

c. Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.

Câu 11: Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ Liệt sĩ, mấy hôm nay bà bị ốm nặng. Em sẽ làm gì?

a. Cùng mẹ đếm chăm sóc bà.

b. Mặc kệ bà, không liên quan gì đến mình.

Câu 12: Đi học về gần đến nhà, gặp chú thương binh đang đi tìm nhà người quen. Em sẽ làm gì?

a. Vẫn đi tiếp về nhà.

b. Giúp chú tìm nhà người quen.

Câu 13: Em tán thành với ý kiến nào sau đây, khi gặp đám tang?

a. Chạy theo xem, chỉ trỏ.

b. Cười đùa.

c. Nhường đường.

Câu 14: Tôn trọng đám tang là:

a. Biểu hiện nếp sống văn minh.

b. Chỉ cần tôn trọng đám tang những người mình quen biết.

Câu 15: Ý kiến nào em tán thành trong việc tôn trọng tài sản của người khác?

a. Tự ý sử dụng dù chưa được cho phép.

b. Hỏi mượn khi cần.

c. Sử dụng trước, hỏi mượn sau.

Câu 16: Em tán thành với việc làm nào sau đây khi sang nhà bạn chơi thấy có nhiều đồ chơi

đẹp?

a. Mượn đồ chơi của bạn, chơi xong trả lại.

b. Tự ý lấy đồ chơi của bạn mang về nhà chơi một mình.

Câu 17: Nhằm bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước, theo em hành động nào sau đây là đúng?

a. Đổ rác thải xuống sông, suối ao hồ.

b. Xả nước tràn bể, không khóa lại sau khi dùng.

c. Lấy đủ lượng nước cần dùng

Câu 18: Những việc làm nào sau đây được xem là hành động tốt nhằm bảo vệ nguồn nước?

a. Tắm giặt tại bể nước công cộng.

b. Bỏ rác vào thùng chứa rác

c. Phóng uế bừa bãi, đỗ nước bẩn tràn ra mặt đất.

Câu 19: Em làm gì để chăm sóc con vật nuôi trong tình huống khi đang vui chơi cùng bạn, mẹ nhắc về cho lợn ăn?

a. Em vẫn tiếp tục chơi.

b. Nghe lời mẹ về cho Lợn ăn ngay.

c. Chơi hết buổi rồi mới về cho Lợn ăn sau.

Câu 20: Để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp em đã có những hành động sau:

a. Tham gia chăm sóc cây xanh trong vườn trường.

b. Bẻ trộm hoa trên các bồn hoa .

c. Phá cây cảnh trong sân trường.

Tham khảo: Bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 môn Đạo Đức năm học 2018 - 2019

Đáp án đề thi cuối học kì 1 môn Đạo Đức lớp 3:

Câu

Đ.án

Câu

Đ.án

Câu

Đ.án

Câu

Đ.án

1

b

6

a

11

a

16

a

2

a

7

b

12

b

17

c

3

d

8

c

13

c

18

b

4

a

9

a

14

a

19

b

5

a

10

b

15

b

20

a

Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2018 - 2019 các môn:

Ngoài các Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2018 - 2019 đầy đủ các môn trên, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 3, Môn Tiếng Việt 3, Tin Học 3 và môn Đạo đức lớp 3 để ôn luyện và học tốt các môn hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 3

    Xem thêm