Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 7 năm học 2019 - 2020

Đề cương ôn thi học kì 2 Sinh học 7

VnDoc giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 7 năm học 2019 - 2020 với hệ thống kiến thức được biên soạn theo chương trình giảm tải học kì 2, sẽ giúp các em học sinh có kế hoạch ôn tập phù hợp, bám sát nội dung kiến thức trọng tâm môn Sinh học lơp 7 chương trình kì 2.

BÀI 35: ẾCH ĐỒNG

Câu 1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.

Câu 2/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.

Câu 3/ Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Vì ếch còn hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước ếch sẽ chết

BÀI 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG LỚP CHIM

Câu 1/ Nêu đặc điểm chung của chim?

Chim là động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:

- Mình có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Có mỏ sừng

- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.

- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

- Là động vật hằng nhiệt

Câu 2/ Nêu vai trò của chim trong tự nhiên và đối với con người?

- Lợi ích:

+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm

+ Cung cấp thực phẩm

+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh

+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch

+ Giúp phát tán cây rừng và thụ phấn cây trồng...

- Tác hại:

+ Ăn hạt, quả, cá…

+ Là động vật trung gian truyền bệnh.

BÀI 46: THỎ

Câu 1/ Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?

Bộ phận cơ thể

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Sự thích nghi với đời sống và

tập tính lẫn trốn kẻ thù

Bộ lông

Bộ lông mao dày xốp

Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm

Chi

(có vuốt)

Chi trước ngắn

Đào hang

Chi sau dài, khỏe

Bật nhảy xa -> chạy trốn nhanh

Giác quan

Mũi tinh, có lông xúc giác

Thăm dò thức ăn và kẻ thù

Tai dài, có vành lớn, cử động được

Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù

Mắt có mí, cử động được

Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.

Câu 2/ Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thóat khỏi nanh vuốt của thú ăn thịt?

Vì thỏ chạy hình chữ Z làm thú ăn thịt bị lỡ trớn lạc sang hướng khác, lúc đó thỏ ẩn mình vào trong các bụi rậm hoặc các hang đất

Câu 3/ Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh?

- Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn.

- Phôi phát triển trong bụng mẹ nguồn chất dinh dưỡng nhiều, điều kiện sống thuận lợi cho phát triển

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.

BÀI 55: TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN

Câu 1/ Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính:

Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:

- Từ thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong.

- Đẻ nhiều trứng -> đẻ ít trứng -> đẻ con.

- Phôi phát triển có biến thái -> phát triển trực tiếp không có nhau thai -> phát triển trực tiếp có nhau thai.

- Con non không được nuôi dưỡng -> được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ -> được học tập thích nghi với cuộc sống.

Bài 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

Câu 1/ Biện pháp đấu tranh sinh học

- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

Câu 2/ Những biện pháp đấu tranh sinh học

1. Sử dụng thiên địch

a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

Vd: Mèo ăn chuột

b. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sâu hại hay trứng sâu xám.

Vd: Ong mắt đỏ ăn trứng sâu xám

2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Vd: Vi khuẩn myoma và vi khuẩn calixi để diệt thỏ

3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Vd: làm triệt sản ruồi đực, làm ruồi đực không thể sản sinh ra tinh trùng nên không thực hiện được sự thụ tinh khi giao phối.

Câu 3/ Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

- Ưu điểm:

+ Tiêu diệt được nhiều sinh vật gây hại

+ Tránh ô nhiễm môi trường và không gây hiện tượng quen thuốc

- Nhược điểm:

+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định

+ Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại

+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật có hại kia phát tiển

+ Một loài thiên địch vừa có lợi vừa có hại

-----------------HẾT-----------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 7 năm học 2019 - 2020, hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả để bước vào kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm