Đề thi học kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 - Tất cả các môn
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 1 lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh,..... Các đề thi học kì 1 lớp 7 được VnDoc tổng hợp để các em học sinh nắm được bố cục đề thi cho từng môn học sách mới. Bộ đề thi có kèm file tải từng môn, mời các bạn truy cập vào từng môn để tải về.
Link tải chi tiết từng môn
1. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Toán
2. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn
3. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn tiếng Anh
4. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn GDCD
5. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Công nghệ
6. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn HĐTN
6. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Tin học
7. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí
8. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Giáo dục địa phương
Dưới đây là một số đề thi trong bộ đề
1. Đề thi học kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;
B. Số 0 là số hữu tỉ dương;
C.Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm;
D. Tập hợp Q gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.
Câu 2. Trong các số sau, số nào biểu diễn số đối của số hữu tỉ –0,5?
A. 1/2;
B. −1/2;
C. 2;
D. –2.
Câu 3. Số \(-\frac{1}{3}\) là số:
A. Số thập phân vô hạn không tuần hoàn;
B. Số thập phân hữu hạn;
C. Số thập phân vô hạn tuần hoàn;
D. Số vô tỉ.
Câu 4. \(\sqrt{64}\) bằng:
A. ± 8;
B. –8;
C. 8;
D. 64.
Câu 5. Nếu |x| = 2 thì:
A. x = 2;
B. x = –2;
C. x = 2 hoặc x = –2;
D. Không có giá trị nào của x thỏa mãn.
Câu 6. Quan sát hình vẽ.
Có tất cả bao nhiêu góc kề bù với \(\hat{NGC}\)?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Câu 7. Trong các câu sau, câu nào không phải định lí?
A. Nếu hai góc bằng nhau thì chúng đối đỉnh;
B. Nếu hai góc kề bù thì tổng số đo của chúng bằng 180°;
C. Nếu hai góc bù nhau thì tổng số đo của chúng bằng 180°;
D. Nếu hai góc đối đỉnh thì chúng bằng nhau.
Câu 8. Tổng số đo ba góc của một tam giác là
A. 45°;
B. 60°;
C. 90°;
D. 180°.
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau là hai tam giác bằng nhau;
B. Hai tam giác bằng nhau thì có các góc tương ứng bằng nhau;
C. Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau.
D. Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau và có các góc bằng nhau.
Câu 10. Cho các hình vẽ sau:
Hình vẽ nào minh họa đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB?
A. Hình 1;
B. Hình 2;
C. Hình 3;
D. Hình 4.
Câu 11. Thân nhiệt (°C) của bạn An trong cùng khung giờ 7h sáng các ngày trong tuần được ghi lại trong bảng sau:
Bạn An đã thu được dữ liệu trên bằng cách nào?
A. Xem tivi;
B. Lập bảng hỏi;
C. Ghi chép số liệu thống kê hằng ngày;
D. Thu thập từ các nguồn có sẵn như: sách, báo, web.
Câu 12. Kết quả tìm hiểu về khả năng chơi cầu lông của các bạn học sinh nam lớp 7C cho bởi bảng thống kê sau:
Kết quả tìm hiểu về khả năng chơi bóng đá của các bạn học sinh nữ của lớp 7C được cho bởi bảng thống kê sau:
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông của các bạn học sinh nam lớp 7C đại diện cho khả năng chơi cầu lông học sinh cả lớp 7C;
B. Dữ liệu về khả năng chơi bóng đá của các bạn học sinh nữ lớp 7C đại diện cho khả năng chơi cầu lông học sinh cả lớp 7C;
C. Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông và bóng đá được thống kê chưa đủ đại diện cho khả năng chơi thể thao của các bạn lớp 7C;
D. Lớp 7C có 35 học sinh.
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Bài 1: (2,0 điểm )
Thực hiện phép tính:
a) \(\left( { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}} + \left( { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}}\)
b) \(\dfrac{{{{27}^{10}}{{.16}^{25}}}}{{{6^{30}}{{.32}^{15}}}}\)
c) \(\left| {\dfrac{3}{5} - \dfrac{1}{{10}}} \right| - \sqrt {\dfrac{{36}}{{25}}} + {\left( {\dfrac{3}{{10}}} \right)^5}:{\left( {\dfrac{3}{{10}}} \right)^4}\)
d) \(\sqrt {144} + \sqrt {49} - 10\sqrt {\dfrac{4}{{25}}}\)
Bài 2: (2,0 điểm)
Tìm x, biết:
a) \(\left( { - \dfrac{1}{2}} \right) + \left( {\dfrac{4}{5} + x} \right) = 1\dfrac{1}{2}\)
b) \({\left( {x - \dfrac{1}{3}} \right)^2} = \dfrac{1}{9}\)
c) \(5.\sqrt x - \sqrt {\dfrac{1}{{25}}} = 0\)
d) \(\left| {0,3 - x} \right| = \dfrac{1}{3}\)
Bài 3: (1,0 điểm)
Tính số đo của góc x trong hình vẽ dưới đây:
Bài 4: (1,5 điểm)
Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat {A{\rm{ }}} = 120^\circ\). Trên cạnh BC lấy hai điểm M, N sao cho MA, NA lần lượt vuông góc với AB, AC. Chứng minh rằng:
a) \(\Delta BAM = \Delta CAN\);
b) Các tam giác ANB, AMC lần lượt cân tại N, M.
Bài 5: (0,5 điểm)
Tìm số thực x, biết: \(\left| x \right| + \left| {x + 2} \right| = 0\).
2. Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Văn KNTT
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BÀI THUYẾT GIẢNG
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.
Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.
Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.
Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.
(Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Giải thích nghĩa của từ thuyết giảng.
Câu 3 (1 điểm): Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người thế nào? Vị giáo sư đã thuyết giảng cậu bé bằng cách nào?
Câu 4 (1 điểm): Theo em, cậu bé đã nhận ra được bài học thuyết giảng nào từ vị giáo sư?
Câu 5 (2 điểm): Lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quý.
Xem đáp án tại đây: Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.
3. Đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 học kì 1
Phần 1- Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm
Câu 1: Dân tộc ta có các truyền thống tốt đẹp nào sau đây?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống nhân nghĩa.
D. Cả A,B,C.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Ganh ghét, để kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 3: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều kiến thức.
B. Đạt kết quả cao trong học tập.
C. Sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bà.
Câu 4: Giữ chữ tín là?
A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
B. tôn trọng mọi người.
C. yêu thương, tôn trọng mọi người.
D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
Câu 5: Biểu hiện của người giữ chữ tín là?
A. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.
B. Biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,...
C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.
D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.
Câu 6: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên?
A. Dũng cảm.
B. Giữ chữ tín.
C. Tích cực học tập.
D. Tiết kiệm.
Câu 7 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 8: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Câu 10: Một trong những biễn pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là?
A. Thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
B. Tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
C. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
D. Lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.
Câu 11: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.
B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 12: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?
A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.
B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
C. Tâm lí không ổn định, bất an, thể chất yếu đuối.
D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.
Phần II: Tự luận
Câu 1 (2,5 điểm).
a. Theo em giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào?
b. Cho tình huống: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.”
Theo em, bạn T có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao?
Câu 2 (2,5 điểm).
Cho tình huống: Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tường, thân cây,... để đánh dấu những nơi mình đã tới.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H trong tình huống trên? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá?
b. Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, viết một bài giới thiệu ngắn về một di sản văn hoá của Việt Nam.
Câu 3 (2 điểm)
Cho tình huống:
Gần đây, A nhận được nhiều tin nhắn với những lời lẽ thiếu văn hóa và đề nghị khiếm nhã từ một người lạ mặt làm bạn thấy hoang mang, lo sợ, mất tập trung vào việc học tập. Hàng trăm câu hỏi cứ hiện lên trong đầu: “Họ nhắn tin cho mình với mục đích gì?”, “Tại sao họ lại biết tên trường và lớp học của mình?”,... khiến cho A thường mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến trường.
a. Theo em, nguyên nhân bạn A gặp phải những dấu hiện trên là gì? Nếu bạn A tiếp tục hoang mang, lo sợ như vậy có thể dẫn đến hậu quả gì?
b. Em hãy đóng vai là bạn của A để hướng dẫn bạn cách để không hoang mang, lo sợ và mất tập trung vào học tập?
Xem đáp án tại đây: Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024
4. Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Hai quốc gia nào sau đây ở châu Á có dân số đông nhất?
A. Nhật Bản và Trung Quốc.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Hàn Quốc và Nhật Bản.
D. In-đô-nê-xi-a và Ấn Độ.
Câu 2. Nguồn tài nguyên nào sau đây quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á?
A. Đồng.
B. Dầu mỏ.
C. Than đá.
D. Sắt.
Câu 3. Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?
Quảng cáo
A. Ấn Hằng, Mê Công.
B. Hoàng Hà, Trường Giang.
C. Ti-grơ và Ơ-phrát.
D. A-mua và Ô-bi.
Câu 4. Vịnh biển lớn nhất ở châu Phi là
A. Ghi-nê.
B. A-đen.
C. Tadjoura.
D. A-qa-ba.
Câu 5. Châu Phi được mệnh danh là cái nôi của
A. dịch bệnh.
B. loài người.
C. lúa nước.
D. đói nghèo.
Câu 6. Cây ca cao được trồng nhiều ở khu vực nào sau đây của châu Phi?
A. Ven vịnh Ghi-nê.
B. Cực Bắc châu Phi.
C. Cực Nam châu Phi.
D. Ven Địa Trung Hải.
Quảng cáo
Câu 7. Ki-tô giáo ra đời ở quốc gia nào sau đây?
A. A-rập Xê-út.
B. Trung Quốc.
C. Pa-le-xtin.
D. Pa-ki-xtan.
Câu 8. Ở phần hải đảo của Đông Á, khó khăn lớn nhất về tự nhiên là
A. động đất, núi lửa và sóng thần.
B. khí hậu lạnh giá, nhiều bão, lũ.
C. nghèo tài nguyên khoáng sản.
D. địa hình núi cao nhiều, hiểm trở.
Câu 9. Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi là từ
A. đông bắc về tây nam.
B. tây nam về tây bắc.
C. đông nam về tây bắc.
D. tây bắc về đông bắc.
Câu 10. Ở môi trường hoang mạc phát triển mạnh việc khai thác loại khoáng sản nào sau đây?
A. Dầu mỏ, khí đốt.
B. Bạc, kim cương.
C. Chì, khí tự nhiên.
D. Vàng, sắt, đồng.
Câu 11. Nhận định nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á?
A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
B. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc.
C. Vị trí chiến lược, nhiều dầu mỏ.
D. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi không phải là
A. xung đột quân sự.
B. bùng nổ dân số.
C. nạn đói, dịch bệnh.
D. nghèo tài nguyên.
II. Tự luận (2,0 điểm).
Trình bày đặc điểm địa hình châu Phi. Nêu tên một số khoáng sản và sự phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào
A. lâm vào suy thoái và khủng hoảng.
B. bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.
C. thường xuyên đi xâm lược nước khác.
D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.
Câu 2. Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.
C. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.
Câu 3. Vị vua nào đã thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kì Ăng-co ở Ca-pu-chia?
A. Giay-a-vác-man I.
B. Giay-a-vác-man II.
C. Giay-a-vác-man III.
D. Giay-a-vác-man IV.
Câu 4. Các vị vua thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua việc
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. thần phục, cống nạp sản vật quý cho Lan Xang.
C. tấn công quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Phù Nam.
Câu 5. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
A. Phú Xuân.
B. Cổ Loa.
C. Hoa Lư.
D. Phong Châu.
Câu 6. Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?
A. Ngô Quyền.
B. Lê Hoàn.
C. Lí Công Uẩn.
D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
A. Bắc Bình Vương.
B. Vạn Thắng Vương.
C. Đông Định Vương.
D. Bố Cái Đại Vương.
Câu 8. Sự kiện nào đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được tình trạng “loạn 12 sứ quân”?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ.
C. Được sự giúp đỡ của nhà Tống.
D. Liên kết với các sứ quân khác.
Câu 10. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là
A. Đại Việt.
B. Vạn Xuân.
C. Đại Nam.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 11. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
B. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
C. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
Câu 12. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì
A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.
B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.
C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế rất lớn.
D. nho giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế phát triển trong xã hội.
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra nhận xét.
b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.
Xem đáp án tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí Kết nối tri thức
5. Đề thi Tin học 7 học kì 1
I. TRẮC NGHIỆM (7 đ)
Câu 1. Tai nghe là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào
B. Thiết bị ra
C. Thiết bị vừa vào vừa ra
D. Thiết bị lưu trữ
Câu 2. Thiết bị nào không phải là thiết bị ra
A. Loa
B. Máy in
C. Máy quét.
D. Màn hình
Câu 3. Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào trong máy tính là gì?
A. Máy vẽ đồ thị
B. Bàn phím
C. Máy in
D. Máy quét
Câu 4. Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?
A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows
B. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows
C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây.
D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.
Câu 5. Chức năng nào sau đây không phải của hệ điều hành?
A. Quản lý các tệp dữ liệu trên đĩa.
B. Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh.
C. Điều khiển các thiết bị vào - ra
D. Quản lý giao diện giữa người sử dụng và máy tính.
Câu 6 . Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành
A. Windows 7
B. Windows 10
C. Windows Explorer
D.Windows Phone.
Câu 7. Tệp có phần mở rộng. exe thuộc loại tệp gì?
A. Không có loại tệp này
B. Tệp chương trình máy tính
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Word
D. Tệp dữ liệu video
Câu 8. Em hãy chỉ ra phần mềm ứng dụng trong các chương trình sau:
A. Linux
B. Gmail
C.Windows Phone
D. Windows 8
Câu 9. Để bảo vệ dữ liệu em có thể sử dụng các cách nào sau đây?
A. Sao lưu dữ liệu ở bộ nhớ ngoài hoặc lưu trữ trên Internet nhờ công nghệ đám mây.
B. Cài đặt chương trình phòng chống Virus.
C. Cài đặt mật khẩu mạnh để truy cập vào máy tính hoặc tài khoản trên mạng
D. Cả A, B, C
Câu 10. Để bảo vệ máy tính ta có thể sử dụng phần mềm nào trong các phần mềm sau?
A. Bkav
B. Microsoft Windows.
C. Mozzilla Firefox.
D. Microsoft Word.
Câu 11. Phương án nào sau đây là phần mở rộng của tệp dữ liệu âm thanh?
A. .sb3
B. .mp3
C. .avi
D. .com
Câu 12. Mục đích của mạng xã hội là gì?
A. Chia sẻ, học tập
B. Chia sẻ, học tập, tương tác.
C. Chia sẻ, học tập, tiếp thị
D. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.
Câu 13. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè
B. Học hỏi kiến thức
C. Bình luận xấu về người khác
D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình
Câu 14. Kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay là?
A. Thư điện tử
B. Diễn đàn (Forum)
C. Mạng xã hội (zalo, Facebook,…)
D. Cả A, B, C
Câu 15. Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật? Theo em điều đó là:
A. Đúng B. Sai
Câu 16. Những phương án nào là tác hại của việc nghiện internet?
A. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần giảm sút.
B. Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân.
C. Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu, lãng phí thời gian của bản thân.
D. Cả A, B, C.
Câu 17. Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?
A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.
B. Kết bạn với những người mình không quen biết.
C. Bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
D. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
E. Cả B, D đều đúng
Câu 18. Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?
A. Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.
B. Không nháy chuột vào các trang quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền.
C. Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào những nội dung không liên quan.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 19. Để tránh nghiện Internet em cần làm gì?
A. Chơi trò chơi trực tuyến.
B. Sử dụng mạng xã hội.
C. Giới hạn thời gian sử dụng máy tính, dành thời gian nhiều phụ giúp gia đình, giao tiếp với bạn bè,..
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 20. Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Để thay đổi đầu vào của bài toán
B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán
C. Để bài toán dễ giải quyết hơn
D. Để bài toán khó giải quyết hơn.
Câu 21. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?
A. Sắp xếp lại danh sách theo thứ tự của bảng chữ cái.
B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét lần lượt từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
C. Chia nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm
D. Bắt đầu tìm từ vị trí bất kỳ của danh sách.
Câu 22 . Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [ 1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2
B. 3
C. 5.
D. 5
Câu 23 . Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách [“Hoa”, “Lan”, “Ly”, “Mai”, “Phong”, “Vi”] ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh
B. Đổi chỗ
C. So sánh và đổi chỗ
D. Đổi chỗ và xóa
Câu 25. Hoán đổi vị trí của hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?
A. Nỗi bọt
B. Chọn
Câu 26. Thuật toán tìm kiếm nhị phân được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Tìm một phần tử trong danh sách bất kỳ
B. Tìm một phần tử trong danh sách đã được sắp xếp
Câu 27. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc
B. Thông báo “ Tìm thấy”
C. Thông báo “ Tìm thấy” và kết thúc
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.
Câu 28. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
II. TỰ LUẬN (3 đ)
Câu 1. Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn? (1.5 đ)
Câu 2. Cho bảng điểm môn Tin học của một tổ như sau: (1.5đ)
tt | Họ và tên | Điểm |
1 | Nguyễn Châu Anh | 7.5 |
2 | Nguyễn Phương Chi | 9.0 |
3 | Hà Minh Đức | 8.0 |
4 | Nguyễn Thị Hằng | 8.5 |
5 | Nguyễn Phương Thảo | 9.5 |
6 | Nguyễn Thanh Mai | 10 |
Hãy liệt kê các bước tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 9.5 môn Tin học. Hãy cho biết tên học sinh đó.
Xem đáp án tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Tin học Kết nối tri thức