Đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 - Tất cả các môn

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 các môn học: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh,..... Các đề thi được VnDoc tổng hợp để các em học sinh nắm được bố cục đề thi cho từng môn học sách mới. Bộ đề thi có kèm file tải từng môn, mời các bạn truy cập vào từng môn để tải về

Link tải chi tiết từng môn:

1. Đề thi cuối học kì 1 Toán 7 CTST

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;

B. Số 0 là số hữu tỉ dương;

C. Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm;

D. Tập hợp Q gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mọi số vô tỉ đều là số thực.

B. Mọi số thực đều là số vô tỉ.

C. Số 0 là số hữu tỉ.

D. - \sqrt 2 là số vô tỉ.

Câu 3: Nhận xét đúng về căn bậc hai số học của 7 là:

A. một số hữu tỉ;

B. một số tự nhiên;

C. một số nguyên dương;

D. một số vô tỉ.

Câu 4: Trong các số sau, số nào là số vô tỉ?

A. 0,23;

B. 1,234567…;

C. 1,33333…;

D. 0,5.

Câu 5: Cho tam giác ABC. Qua đỉnh A vẽ đường thẳng a song song với BC, qua đỉnh B vẽ đường thẳng b song song với AC. Số đường thẳng a, b vẽ được lần lượt là:

A. 1; 1;

B. 0; 0;

C. 2; 1;

D. Vô số đường thẳng a và b.

Câu 6: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm, AC = 4 cm. Hình lăng trụ có chiều cao AA' = 3 cm. Thể tích của hình lăng trụ đó là:

A. V = 9 cm3;

B. V = 18 cm3;

C. V = 24 cm3;

D. V = 36 cm3.

Câu 7: Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”. Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí trên.

A. Giả thiết: “một đường thẳng cắt hai đường thẳng”; Kết luận: “song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”;

B. Giả thiết: “một đường thẳng”; Kết luận: “cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”;

C. Giả thiết: “một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song”; Kết luận: “hai góc đồng vị bằng nhau”;

D. Giả thiết: “một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị”; Kết luận: “bằng nhau”.

Câu 8: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều cao và diện tích xung quanh lần lượt là 8 m; 5 m và 100 m2. Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:

A. 3 m;

B. 2 m;

C. 4 m;

D. 1 m.

Câu 9: Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 7A.

Căn cứ vào biểu đồ sau đây, hãy cho biết môn nào có các học sinh lớp 7A tham gia ít nhất?

A. Cầu lông

B. Bơi lội;

C. Bóng đá;

D. Đá cầu.

Câu 10: Cho biểu đồ sau:

Toán 7

Các số trên mỗi đầu mút đoạn thẳng của hình trên thể hiện số khách hàng đến cửa hàng đó. Hỏi vào thời điểm nào có nhiều khách đến cửa hàng nhất?

A. 17h;

B. 9h;

C. 11h;

D. 13h.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Tìm x, biết:

a) \dfrac{1}{3}:x = 2\dfrac{2}{3}:\left( { - 0,3} \right)

b) {3^{2x}} - {2.3^5} = {3^5}

c) 2x - \sqrt {1,69}  = \sqrt {1,21}

d) \left| {x + \dfrac{1}{3}} \right|.\left( {{x^2} + 1} \right) = 0

Câu 2 (1đ): Tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ đứng trong hình vẽ sau.

Câu 3 (1đ): Một cái thước thẳng có độ dài 23 inch, hãy tính độ dài của thước này theo đơn vị cm với độ chính xác d = 0,05 (cho biết 1 inch ≈ 2,54 cm).

Câu 4 (1đ): Cho biểu đồ hình quạt tròn dưới đây biểu diễn tỉ số phần trăm số size áo bán ra của một cửa hàng.

Quan sát biểu đồ, hãy cho biết:

a) Lượng size áo nào bán ra được nhiều nhất?

b) Size M bán được nhiều hơn size XL là bao nhiêu phần trăm?

Bài 6 (1đ):

Quan sát hình vẽ bên dưới:

Toán 7

Tính số đo góc xOz, biết \dfrac{1}{5}\angle xOz = \dfrac{1}{4}\angle yOz.

Câu 7 (1đ): Bác Nga gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng với số tiền 20 000 000 đồng, lĩnh lãi cuối kỳ tại Ngân hàng BIDV, lãi suất 6,4%/năm. Hỏi số tiền cả gốc lẫn lãi bác Nga thu được sau khi gửi 15 tháng là bao nhiêu?

2. Đề thi Văn 7 học kì 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sáng nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt,
Thoáng như một nghi ngờ,
Trái đã liền có thật.

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào.

Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột…

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!

Chao! cái quả sâu non
Chưa ăn mà đã giòn,
Nó lớn như trời vậy,
Và sẽ thành ngọt ngon.

(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)
Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa và So sánh

C. Nhân hóa và Ẩn dụ

D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.

Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sâu non nhí nhảnh.

D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?

A. Vì chúng ở trên cao.

B. Vì chúng là những quả sấu non.

C. Vì chúng chưa lớn.

D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?

A. Vui

B. Đùa

C. Chơi

D. Nghịch

Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì?

A. Vui sướng

B. Bất ngờ

C. Ngạc nhiên và thích thú

D. Phấn khởi

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?

A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

B. Thể hiện sự gần gũi.

C. Thể hiện sự vui đùa.

D. Thể hiện thân thiết.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?

A. Miêu tả quả sấu non trên cao.

B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.

C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu.

D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!

Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.

Xem toàn bộ đề và đáp án tại đây Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

3. Đề thi học kì 1 Toán 7

Xem chi tiết đề và đáp án đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo tại đây: Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo

4. Đề thi Lịch sử Địa lí 7 học kì 1

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Ở châu Á đạo Ki-tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Trung Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây ở Tây Nam Á có nhiều dầu mỏ nhất?

A. A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

B. Y-ê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

C. A-rập Xê-út, I-rắc, Cô-oét, Ca-ta.

D. A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri.

Câu 3. Lượng mưa trung bình năm của khu vực Tây Nam Á là

A. 100 - 200 mm/năm.

B. 300 - 400 mm/năm.

C. 400 - 500 mm/năm.

D. 200 - 300mm/năm.

Câu 4. Bán đảo lớn nhất ở châu Phi là

A. Xô-ma-li.

B. Ma-đa-gat-xca.

C. A-rap.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 5. Các quốc gia có số dân trên 100 triệu người ở châu Phi là

A. An-giê-ri và Ai Cập.

B. Xu-đăng và Ê-ti-ô-pi-a.

C. Dăm-bi-a và Công-gô.

D. Ni-giê-ri-a và Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 6. Nhiều quốc gia châu Phi nhập khẩu mặt hàng nào sau đây?

A. Ca cao.

B. Cà phê.

C. Dầu cọ.

D. Lúa gạo.

Câu 7. Các tôn giáo lớn ra đời ở châu Á là

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Đạo giáo.

B. Ấn Độ giáo, Đạo giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

C. Ấn Độ giáo, Nho giáo, Ki-tô giáo và Thần đạo.

D. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước.

B. Nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước dồi dào.

C. Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.

D. Nhiều sông nhỏ, nguồn nước ngầm và biển lớn.

Câu 9. Các di sản lịch sử về khía cạnh nào sau đây thường được WHO công nhận ở châu Phi?

A. Văn hóa, điêu khắc và kiến trúc.

B. Điêu khắc, khảo cổ và xã hội.

C. Kinh tế, kiến trúc và khảo cổ học.

D. Kiến trúc, điêu khắc và khảo cổ.

Câu 10. Ở môi trường nhiệt đới của châu Phi phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Điện tử, tin học.

B. Khai khoáng.

C. Luyện kim màu.

D. Chế biến gạo.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về tự nhiên khu vực Trung Á?

A. Khí hậu của Trung Á khô hạn, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

B. Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển và giàu khoáng sản.

C. Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý.

D. Khí hậu ôn đới lục địa; cảnh quan hoang mạc, rừng tai-ga.

Câu 12. Mưa rất ít ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp do tác động chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A. Dòng biển lạnh.

B. Khí áp và frông.

C. Các khối khí lạnh.

D. Vị trí và giới hạn.

II. Tự luận (2,0 điểm).

Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua

A. Giay-a-vác-man V.

B. Giay-a-vác-man VI.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Giay-a-vác-man VIII.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. sử thi Ra-ma-ya-na.

B. sử thi Đăm-săn.

C. sử thi Riêm Kê.

D. sử thi Ra-ma Kiên.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình hình Campuchia dưới thời kì Ăng-co (802 – 1431)?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).

C. Đóng đô ở Phnôm Pênh để tránh cuộc tấn công của người Gia-va.

D. Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 4. Vương quốc Lan Xang đạt sự thịnh vượng nhất là từ

A. thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.

B. thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.

C. thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

D. thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Câu 5. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?

A. Thạt Luổng.

B. Đền Bay-on.

C. Phra Keo.

D. Vát Xiềng Thong.

Câu 6. “Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”

(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)

Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lào?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.

C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.

D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.

Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau:

“Bạch Đằng một trận giao phong,

Hoằng Tháo lạc vía, Kiều công nộp đầu. (...)

Về Loa thành mới đăng quang,

Quan danh cải định, triều chương đặt bày.”

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Ngô Quyền.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Lê Hoàn.

Câu 8. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, chọn kinh đô là

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư.

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Câu 9. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.

B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.

C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Câu 10. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).

B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.

B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

II. Tự luận (2,0 điểm):

Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét.

Thời Ngô

Thời Đinh – Tiền Lê

Kinh đô

Triều đình trung ương

Chính quyền địa phương

Xem đáp án tại đây Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí Chân trời sáng tạo

...........................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới, VnDoc giới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, được biên soạn sát với chương trình học trong SGK lớp 7 mới. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Đánh giá bài viết
3 1.357
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm