Toán 11 Cánh diều bài tập cuối chương I
Từ năm học mới 2023 - 2024, Chương trình Toán lớp 11 sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc xin giới thiệu tài liệu Toán 11 Cánh diều bài tập cuối chương I, Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Toán 11 Cánh Diều bài tập cuối chương I
- 1. Bài tập 1 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 2. Bài tập 2 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 3. Bài tập 3 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 4. Bài tập 4 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 5. Bài tập 5 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 6. Bài tập 6 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 7. Bài tập 7 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 8. Bài tập 8 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 10 Bài tập 10 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 11. Bài tập 11 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 12. Bài tập 12 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 13. Bài tập 13 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
- 14. Bài tập 14 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
1. Bài tập 1 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Hàm số \(y=sinx\) đồng biến trên khoảng:
A. \((0,\pi )\)
B. \((-\frac{3\pi }{2};-\frac{\pi }{2})\)
C. \((-\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2})\)
D. \((-\pi ;0)\)
Trả lời: Chọn đáp án B
2. Bài tập 2 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Hàm số nghịch biến trên khoảng \((\pi; 2\pi )\) là:
A. \(y=sinx\)
B. \(y=cosx\)
C. \(y=tanx\)
D. \(y=cotx\)
Trả lời: Chọn đáp án D
3. Bài tập 3 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Nếu \(tan(a+b)=3, tan(a-b)=-3\) thì \(tan2a\) bằng:
A. \(0\)
B. \(\frac{3}{5}\)
C. \(1\)
D. \(-\frac{3}{4}\)
Trả lời: Chọn đáp án A
4. Bài tập 4 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Nếu \(cosa=\frac{1}{4}\) thì \(cos2a\) bằng:
A. \(\frac{7}{8}\)
B. \(-\frac{7}{8}\)
C. \(\frac{15}{16}\)
D. \(-\frac{15}{16}\)
Trả lời: Chọn đáp án B
5. Bài tập 5 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Nếu \(cosa=\frac{3}{5}\) và \(cosb=-\frac{4}{5}\) thì \(cos(a+b)cos(a-b)\) bằng:
A. \(0\)
B. \(2\)
C. \(4\)
D. \(5\)
Trả lời: Chọn đáp án A
6. Bài tập 6 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Nếu \(sina=-\frac{\sqrt{2}}{3}\) thì \(sin(a+\frac{\pi }{4})+sin(a-\frac{\pi }{4})\) bằng:
A. \(\frac{2}{3}\)
B. \(\frac{1}{3}\)
C. \(-\frac{2}{3}\)
D. \(-\frac{1}{3}\)
Trả lời: Chọn đáp án C
7. Bài tập 7 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Số nghiệm của phương trình \(cosx=0\) trên đoạn \(\left [ 0;10\pi \right ]\) là:
A. \(5\)
B. \(9\)
C. \(10\)
D. \(11\)
Trả lời: Chọn đáp án D
8. Bài tập 8 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Số nghiệm của phương trình \(sinx=0\) trên đoạn \(\left [ 0;10\pi \right ]\) là:
A. \(10\)
B. \(6\)
C. \(5\)
D. \(11\)
Trả lời: Chọn đáp án D
9. Bài tập 9 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Phương trình \(cotx=-1\) có nghiệm là:
A. \(-\frac{\pi }{4}+k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
B. \(\frac{\pi }{4}+k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
C. \(\frac{\pi }{4}+k2\pi (k\in \mathbb{Z})\)
D. \(-\frac{\pi }{4}+k2\pi (k\in \mathbb{Z})\)
Trả lời: Chọn đáp án A
10 Bài tập 10 trang 41 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Số nghiệm của phương trình \(sin(x+\frac{\pi }{4})=\frac{\sqrt{2}}{2}\) trên đoạn \(\left [ 0;\pi \right ]\) là:
A. \(4\)
B. \(1\)
C. \(2\)
D. \(3\)
Trả lời: Chọn đáp án D
11. Bài tập 11 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Vẽ đồ thị hàm số \(y=cosx\) trên đoạn \(\left [ -\frac{5\pi }{2};\frac{5\pi }{2} \right ]\) rồi xác định số nghiệm của phương trình \(3cosx+2=0\) trên đoạn đó.
Trả lời:
Số nghiệm của phương trình \(3cosx+2=0\) trên đoạn \(\left [ -\frac{5\pi }{2};\frac{5\pi }{2} \right ]\) là 4 nghiệm.
12. Bài tập 12 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Giải các phương trình sau:
a) \(sin(2x-\frac{\pi }{6})=-\frac{\sqrt{3}}{2}\);
b) \(cos(\frac{3x}{2}+\frac{\pi }{4})=\frac{1}{2}\);
c) \(sin3x-cos5x=0\);
d) \(cos^{2}x=\frac{1}{4}\);
e) \(sinx-\sqrt{3}cosx=0\);
g) \(sinx+cosx=0\).
Trả lời:
a) \(x=-\frac{\pi }{12}+k\pi\) hoặc \(x=\frac{3\pi }{4}+k\pi \left ( k\in \mathbb{Z} \right )\);
b) \(x=\frac{\pi }{18}+\frac{4k\pi }{3}\) hoặc \(x=-\frac{7\pi }{18}+\frac{4k\pi }{3} \left ( k\in \mathbb{Z} \right )\);
c) \(\cos(\frac{\pi }{2}-3x)=cos5x \Leftrightarrow x= \frac{\pi }{16}-\frac{k\pi }{4}\) hoặc \(x=-\frac{\pi }{4}+k\pi \left ( k\in \mathbb{Z} \right )\);
e) \(sinx=\sqrt{3}cosx\Leftrightarrow \frac{sinx}{cosx}=\sqrt{3}\Leftrightarrow tanx=\sqrt{3}\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{3}+k\pi \left ( k\in \mathbb{Z} \right )\);
g) \(tanx=-1\Leftrightarrow x=-\frac{\pi }{4}+k\pi \left ( k\in \mathbb{Z} \right )\).
13. Bài tập 13 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Hằng ngày, mực nước của một con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu \(h\) (m) của mực nước trong kênh tính theo thời gian \(t\) (giờ) trong một ngày (\(0\leq t< 24\)) cho bởi công thức \(h=3cos(\frac{\pi t}{6}+1)+12\) (Nguồn: Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXBGD Việt Nam, 2021). Tìm \(t\) để độ sâu của mực nước là:
a) 15 m;
b) 9 m;
c) 10,5 m.
Trả lời:
a) \(3cos(\frac{\pi t}{6}+1)+12=15\Leftrightarrow t=-\frac{6}{\pi }+12k \left ( \frac{1}{2\pi }\leq k< 2+\frac{1}{2\pi } \right )\);
b) \(3cos(\frac{\pi t}{6}+1)+12=9\Leftrightarrow t=6-\frac{6}{\pi }+12k \left ( \frac{1}{2\pi }-\frac{1}{2}\leq k< \frac{3}{2}+\frac{1}{2\pi } \right )\);
14. Bài tập 14 trang 42 sgk Toán 11 tập 1 Cánh diều
Một cây cầu có dạng cung OA của đồ thị hàm số \(y=4,8.sin\frac{x}{9}\) và được mô tả trong hệ trục tọa độ với đơn vị trục là mét như ở Hình 39.
a) Giả sử chiều rộng của con sông là độ dài đoạn thẳng OA. Tìm chiều rộng đó (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
b) Một sà lan chở khối hàng hóa được xếp thành hình hộp chữ nhật với độ cao 3,6 m so với mực nước sông sao cho sà lan có thể đi qua được gầm cầu. Chứng minh rằng chiều rộng của khối hàng hóa đó phải nhỏ hơn 13,1 m.
c) Một sà lan khác cũng chở khối hàng hóa được xếp thành hình hộp chữ nhật với chiều rộng của khối hàng hóa đó là 9 m sao cho sà lan có thể đi qua được gầm cầu. Chứng minh rằng chiều cao của khối hàng hóa đó phải nhỏ hơn 4,3 m.
Trả lời:
a) Vì A nằm trên trục Ox nên tung độ của A = 0
Suy ra: \(4,8.\sin \frac{x}{9}=0 \Leftrightarrow \sin\frac{x}{9}=0 \Leftrightarrow \frac{x}{9}=\pi \Leftrightarrow x=9\pi\)
Vậy chiều rộng của con sông là \(9\pi \approx 28,27\) (m)
b)
Sà lan có thể đi qua được gầm cầu khi và chỉ khi: \(4,8.\sin \frac{x}{9}=3,6 \Leftrightarrow \sin \frac{x}{9}=\frac{3}{4}\)
Do \(x\in \left [ 0; 9\pi \right ]\) nên \(\frac{x}{9}\in \left [ 0;\pi \right ]\)
Khi đó: \(\frac{x}{9}\approx 0,848 \Rightarrow \frac{x}{9}< 0,85\Rightarrow x< 7,65\)
Ta có chiều rộng khối hàng hóa là: \(2\left | \frac{9\pi }{2}-x \right |\)
Vì \(x< 7,65\) nên \(2\left | \frac{9\pi }{2}-x \right |< 12,97< 13,1\) (đcpcm)
c)
Ta có: BC = 9
Nên \(2\left | \frac{9\pi }{2}-x \right |=9 \Rightarrow x=\frac{9}{2}(\pi -1)\)
Do đó, chiều cao của khối hàng hóa là: \(4,8.sin\left [ \frac{9}{2}(\pi -1).\frac{1}{9} \right ]=4,2< 4,3\) (đcpcm)