Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ - Số 10
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ - Số 10 có đáp án được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực sắp tới nhé. Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu trắc nghiệm phần Ngôn ngữ. Bài viết có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi.
Câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh…”
A. thiên
B. điền
C. địa
D. nông
2. Nội dung nào dưới đây không được thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng?
A. Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt
B. Vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng
C. Tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc
D. Phê phán triều đình phong kiến
3. Trên đường hành quân xa/ Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ “Cục…cục tác cục ta” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát
B. 5 tiếng
C. 7 tiếng
D. Tự do
4. “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. mình
B. nhà
C. hoa
D. hàng
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhưng đây cách một đầu…/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” (Tương tư – Nguyễn Bính)
A. làng
B. thôn
C. đình
D. đường
6. “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt.
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa)
Đoạn ca dao trên thuộc thể loại văn học nào dưới đây:
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
7. Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm bài học gì?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người vùng biển
B. Cần nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
C. Nhẫn nại, cam chịu như người đàn bà làng chài để giữ hạnh phúc gia đình
D. Bài học về đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. mải mê
B. suông sẻ
C. vô hình chung
D. vãn cảnh
9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Tôi ngherằng chú Long đã âm thầmrồi.”
A. phong thanh, trở về
B. phong thanh, chở về
C. phong phanh, trở về
D. phong phanh, chở về
10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trên nền cỏ xanh xanh điểm xuyến những bông hoa chăng chắng.”
A. nền cỏ
B. điểm xuyến
C. chăng chắng
D. cả B và C
11. Các từ “luộc khoai, đạp xe, rán bánh, nướng bánh” thuộc nhóm từ nào?
A. Hai từ đơn
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ ghép tổng hợp
D. Từ láy
12. “Anh ấy được khen thưởng hai lần trong năm nay: một lần vào tháng ba, một lần vào miền Bắc” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ
B. thiếu vị ngữ
C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ
D. sai logic
13. “Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình”
(Trần Thanh Thảo)
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn:
A. Đoạn văn diễn dịch
B. Đoạn văn tổng phân hợp
C. Đoạn văn quy nạp
D. Đoạn văn song hành
14. Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay trắng.
Trong câu văn trên, từ “trắng” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Chỉ một màu sắc giống màu của vôi hoặc bông
B. Hoàn toàn không có hoặc không còn gì cả
C. Nói hết sự thật, không che giấu điều gì cả
D. Tên một nốt nhạc
15. Trong các câu sau:
I. Anh ấy bị hai vết thương: một vết thương ở đùi, một vết ở Quảng Trị.
II. Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
III. Trong lúc lúng túng, tôi không biết xử trí ra sao.
IV. Ông đã dùng cả thuốc tiêm lẫn thuốc kháng sinh nên vẫn không khỏi bệnh. Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II
B. I, III và IV
C. III và IV
D. I và IV
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 16 đến 20:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
(Trích – Nguyễn Đình Thi, NXB Giáo Dục Việt Nam)
16. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung
- Bộ câu hỏi - Số 11
- Bộ câu hỏi - Số 12
- Bộ câu hỏi - Số 13
- Bộ câu hỏi - Số 14
- Bộ câu hỏi - Số 15
- Bộ câu hỏi - Số 16
- Bộ câu hỏi - Số 17
- Bộ câu hỏi - Số 18
- Bộ câu hỏi - Số 19
- Bộ câu hỏi - Số 20
- Bộ câu hỏi - Số 21
- Bộ câu hỏi - Số 22
- Bộ câu hỏi - Số 23
- Bộ câu hỏi - Số 24
- Bộ câu hỏi - Số 25
- Bộ câu hỏi - Số 26
- Bộ câu hỏi - Số 27
- Bộ câu hỏi - Số 28
- Bộ câu hỏi - Số 29
- Bộ câu hỏi - Số 30
- Bộ câu hỏi - Số 31
- Bộ câu hỏi - Số 32
- Bộ câu hỏi - Số 33
- Bộ câu hỏi - Số 34
- Bộ câu hỏi - Số 35
- Bộ câu hỏi - Số 36
- Bộ câu hỏi - Số 37
- Bộ câu hỏi - Số 38
- Bộ câu hỏi - Số 39
- Bộ câu hỏi - Số 40
- Bộ câu hỏi - Số 41
- Bộ câu hỏi - Số 42
- Bộ câu hỏi - Số 43