Đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 - Đề 27
ĐGNL năm 2025
Tìm hiểu thêmTặng thêm 15 ngày khi mua gói 4 tháng.

1
Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP HCM
Câu 1 (NB): Xác định thành ngữ trong đoạn văn sau: “Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch
Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồi côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh
cảm động, vui vẻ nhận lời” (Thạch Sanh)
A. kết nghĩa anh em B. mồ côi cha mẹ
C. tứ cố vô thân D. Đoạn văn trên không có thành ngữ
Câu 2 (NB): Câu thơ nào sau đây không nói về thân phận người phụ nữ xưa?
A. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên (Chinh phụ ngâm)
B. Đau đớn thay phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Văn chiêu hồn)
C. Hồng quần với khách hồng quần/ Đã xoay đến thế còn vần chưa tha (Truyện Kiều)
D. Bấy lâu nghe tiếng má đào/ Mắt xanh chẳng để ai vào có không? (Truyện Kiều)
Câu 3 (NB): “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu/ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu/ Cô phàm viễn ảnh
bích không tận/ Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Đâu là từ chỉ thời gian trong những câu thơ trên?
A. tây từ B. tam nguyệt C. viễn ảnh D. thiên tế lưu
Câu 4 (NB): “Dưới mặt trời, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng
mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt
mềm vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất”. Đoạn văn sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ
Câu 5 (NB): Trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), hành động “lạy” của
Thuý Kiều lặp lại mấy lần?
A. một lần B. hai lần C. ba lần D. bốn lần
Câu 6 (NB): Câu thơ “Chúng thuỷ giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu” là lời đề từ của tác phẩm nào
dưới đây?
Câu 7 (TH): Sự lặp lại không hoàn toàn của hai câu: “Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay” và “Dưới
sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời” có ý nghĩa gì?
A. Tạo giai điệu tha thiết, dịu dàng cho âm hưởng lời ru
B. Nhấn mạnh tiếng nói tha thiết của niềm ước muốn
C. Gợi liên tưởng cho nỗi khổ trăm bề của người phụ nữ
D. Khắc sâu cảm giác tê tái giữa ước muốn và hiện thực
Câu 8 (TH): Yếu tố Hán Việt “can” nào trong các từ sau khác với các từ còn lại?
A. can dự B. can đảm C. can trường D. tâm can
Câu 9 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Gió bắt đầu thổi ……..
cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng ……… xuống mặt đất. Một làn gió nhè nhẹ tỏa lên, phủ
mờ những cây cúc áo rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.” (Theo Băng Sơn).
A. giào giào/vàng rực B. rào rào/vàng rực C. rào rào/vàng dực D. dào dào/vàng dực

Trang 2
Câu 10 (TH): “Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một
chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở,
cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa”. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đơn, bao nhiêu câu ghép
A. 1 câu ghép, 3 câu đơn B. 2 câu ghép, 2 câu đơn
C. 3 câu ghép, 1 câu đơn D. 0 câu ghép, 4 câu đơn
Câu 11 (NB): “Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm
trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?”, xác định trạng ngữ trong
câu trên:
A. Các bạn có ngửi thấy
B. khi đi qua những cánh đồng xanh
C. khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi
D. ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không
Câu 12 (NB): “Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân
thể chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”.
Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ B. thiếu vị ngữ C. thiếu quan hệ từ D. sai logic
Câu 13 (NB): Nhận xét về phương pháp thuyết minh chính trong đoạn văn: “Cây dừa cống hiến tất cả
của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa
già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…” (Cây dừa Bình
Định)
A. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích B. Phương pháp nêu ví dụ
C. Phương pháp liệt kê D. Phương pháp phân loại
Câu 14 (NB): “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên (Xa ngắm thác núi Lư, Lí Bạch). Từ “tử” có nghĩa là
gì?
A. chết B. con cái C. màu đỏ tía D. tên loại cây
Câu 15 (NB): Trong các câu sau: I. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân
của mình.
II. Khi nghe tin làng được cải chính, ông Hai đã khẳng định với mọi người: “Toàn là sai sự mục đích cả”.
III. Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
IV. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh
động của nhà thơ.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II B. I, III và IV C. III và IV D. I và IV
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20: Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Trang 3
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Cái trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặt giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển, Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr. 391)
Câu 16 (NB): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. bảy chữ B. song thất lục bát C. tám chữ D. tự do
Câu 17 (TH): Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
A. Giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang của biển cả
B. Thể hiện tình yêu với biển đồng thời khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động
C. Tạo nhịp điệu nhanh, gấp gáp như lời kể chuyện của mình với biển cả muôn đời
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng
Câu 18 (NB): Câu thơ “Bay trên biển như bồ câu trên đất” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa
Câu 19 (TH): Mối quan hệ giữa “biển” và “người” trong đoạn thơ là mối quan hệ như thế nào?
A. Đấu tranh B. Cộng hưởng
C. Không có mối quan hệ D. Gắn bó
Câu 20 (TH): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người.
B. Tình yêu thương, trân trọng biển cả bao la.
C. Ca ngợi sức mạnh của con người chế ngự biển cả.
D. Nỗi niềm xót thương những hi sinh của con người trước biển.
1.2. TIẾNG ANH
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia HCM 2025
Đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 - Đề 27 là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy sắp tới nhé.
Đề thi được tổng hợp gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm với 40 câu hỏi phần ngôn ngữ, 30 câu hỏi phần Toán học tư duy logic phân tích số liệu và 50 câu hỏi giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi.