Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 5
Bộ đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 5 để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ đề được tổng hợp với 5 mã đề thi. Mỗi đề gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực.
1. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 1
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Kim vàng ai nỡ uốn…./Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
A. cong
B. câu
C. đâu
D. thẳng
2. Nội dung của tác phẩm Tỏ lòng là gì?
A. Khung cảnh mùa thu và nỗi niềm tha hương của tác giả.
B. Tấm lòng xót thương cho những thân phận tài hoa bạc mệnh.
C. Hình ảnh của người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.
D. Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của tác giả.
3. “Trèo lên cây khế nửa ngày,/ Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!/ Mặt trăng sánh với mặt trời,/ Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng./ Mình ơi! Có nhớ ta chăng?/ Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời.”
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát
D. Tự do
4. Những từ sau thuộc loại danh từ nào: nắm, mớ, đàn
A. Danh từ chung
B. Danh từ riêng
C. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
D. Danh từ chỉ đơn vị quy ước
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Quyện… quy lâm tầm túc thụ/ Cô… mạn mạn độ thiên không”(Chiều tối, Hồ Chí Minh)
A. chim, mây
B. cỏ, trăng
C. mây, trời
D. điểu, vân
6. “Mơ khách đường xa, khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?” (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
7. Qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn thể hiện điều gì?
A. Tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Tình cảm gắn bó thân thiết giữa quân và dân trong kháng chiến chống Pháp.
C. Tinh thần yêu nước của tập thể anh hùng Tây Nguyên
D. Vẻ đẹp của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân thương và cũng là cho đất nước.
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. chẻ tre
B. chứng dám
C. giuồng giẫy
D. dè xẻn
9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương……………, tìm kiếm nơi ăn… trong vườn nhà mình” (Theo Tô Hoài)
A. dò dẫm/ trốn ở
B. dò dẫm/ chốn ở
C. dò giẫm/ chốn ở
D. dò giẫm/ trốn ở
10. “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác” (Vũ Bằng). Từ “phong” trong câu có nghĩa là gì?
A. Đẹp đẽ
B. Cơn gió
C. Bọc kín
D. Oai phong
11. “Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học cho tốt” trạng ngữ sau có tác dụng gì?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ địa điểm
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ phương tiện
12. “Em yêu những hàng cây xanh tươi chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp bóng mát”
Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ
B. thiếu vị ngữ
C. thiếu quan hệ từ
D. sai logic
13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.”
A. Đoạn văn diễn dịch
B. Đoạn văn tổng phân hợp
C. Đoạn văn quy nạp
D. Đoạn văn song hành
Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.
14. “Tiếng gà/ Giục quả na/ Mở mắt/ Tròn xoe” (Ò ó o, Trần Đăng Khoa) Từ “mắt” trong đoạn thơ trên được được dùng với nghĩa nào sau đây:
A. Cơ quan để nhìn của người hay động vật.
B. Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi, ở thân một số cây.
C. Bộ phận giống hình con mắt ở ngoài vỏ một số quả.
D. Lỗ hở đầu đặn ở các đồ đan.
15. Trong các câu sau:
I. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phên nứa, mái dại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối.
II. Vì trời mưa lầy lội tôi không đi du lịch.
III. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
IV. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổng kính. Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II
B. I, III và IV
C. III và IV
D. I và IV
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
“Có một chiếc đồng hồ điện ở Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và hợp thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm năm) thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn tiếp tục báo năm báo tháng báo giờ… nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa”.
Sở dĩ người xưa làm được việc đó, vì họ luôn luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái điều có người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà dùng độ 20 năm rồi lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kỹ hơn một chút.
Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỷ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng cái gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi chứng tỏ sự tính xa của họ.
Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.
Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều, bác bỏ sự nghĩ hoàn toàn. Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trong tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho phép mình “được đến đâu hay đến đấy” “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi tính toán cho mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt ai cũng trông thấy là đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận, vụ lợi và người ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết”
(Vương Trí Nhàn – Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr.93 – 94)
16. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
17. Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles?
A. Người xưa luôn hướng về sự trường tồn
B. Người xưa luôn hướng về sự tiết kiệm
C. Người xưa luôn hướng về sự nhanh chóng
D. Người xưa luôn hướng về sự linh hoạt
18. Theo tác giả, đâu là đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại?
A. nhanh, hoạt, không tính quá xa
B. trường tồn, nghĩ đến tương lai dài lâu
C. máy móc, chỉ chú ý đến lợi ích
D. nhanh chóng, linh hoạt
19. Tại sao tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại”?
A. Vì sự hiện đại đó chưa đáp ứng được yêu cầu của con người trong xã hội.
B. Vì phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.
C. Vì sự hiện đại đó bắt nguồn từ tư duy vụ lợi.
D. Vì sự hiện đại đó không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hiện nay.
20. Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức
B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa
C. Cần phân biệt thói thiển cận và đầu óc thực tế
D. Tất cả các đáp án trên
1.2. TIẾNG ANH
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
21. Deputy Prime Minister Vu Duc Dam, secretary of the Party Committee of the Ministry of Health .............., a talented captain in the fight against the COVID-19 pandemic in Vietnam.
A. was
B. is
C. has been
D. will be
22. Nearly 40 Vietnamese overseas students were stuck at the US airport ............. March 23, 2020.
A. on
B. in
C. at
D. into
23. In today's session 23/3, USD prices continue to rise .............. and pass the threshold of 23,600 VND.
A. sharpness
B. sharpen
C. sharply
D. sharp
24. According to the Circular No. 05/2020 of MOET, National Defense and Security Education is .............. the main subjects for students.
A. one of
B. one
C. all of
D. most of
25. The more you exercise, the ........... your resistance will be.
A. good
B. worse
C. better
D. best
2. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 2
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Tôm đi …, cá đi rạng đông”
A. ráng chiều
B. chạng vạng
C. chập choạng
D. nhá nhem
2. Nội dung của tác phẩm Cảnh ngày hè là:
A. Hình ảnh người nam tử với hào khí Đông A của thời đại nhà Trần.
B. Khung cảnh mùa thu và nỗi niềm tha hương của tác giả.
C. Tấm lòng xót thương cho những thân phận tài hoa bạc mệnh.
D. Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của tác giả.
3. “Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi/ Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát
D. Tự do
4. Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào: “Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà”
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng… / … chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố Hữu)
A. ánh sáng, vầng trăng
B. lửa đỏ, tia chớp
C. niềm tin, hy vọng
D. nắng hạ, mặt trời
6. “Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh mong em là bờ cát trắng/ Bờ cát dài phẳng lặng/ Soi ánh nắng pha lê…” (Biển, Xuân Diệu). Đoạn trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
7. Qua tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, tác giả Hồ Chí Minh muốn thể hiện điều gì?
A. Tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Khẳng định tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
C. Nêu lên tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. huy hoàn
B. sương sông
C. xông xáo
D. buôn ba
9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc… đôi bờ, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn….., vững chắc” (Theo Thúy Lan)
A. chù phú, dẻo dai
B. trù phú, dẻo dai
C. trù phú, rẻo rai
D. chù phú, dẻo rai
10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Đùng đùng, cai lệ dật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”
A. dật
B. tay
C. sầm sập
D. không có từ dùng sai
11. Nhận xét phép liên kết trong đoạn sau: “Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống.” (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng).
A. Phép thế, phép nối
B. Phép nối, phép lặp
C. Phép lặp, phép thế
D. Phép liên tưởng, phép nối
12. “Những bông hoa sưa mong manh đến nỗi chỉ cần một làn gió nhẹ cũng đủ làm nên một trận mưa hoa”
Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ
B. thiếu vị ngữ
C. không mắc lỗi sai
D. sai logic
13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”.
A. Đoạn văn diễn dịch
B. Đoạn văn tổng phân hợp
C. Đoạn văn quy nạp
D. Đoạn văn song hành
14. “Ngày ngày mặt trời1 đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời2 trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
Từ mặt trời2 chỉ đối tượng nào?
A. Mặt trời của tự nhiên
B. Đoàn người vào viếng lăng Bác
C. Nhân dân miền Nam
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh
15. Trong các câu sau:
I. Những cánh rừng nước Nga đang rên siết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị cát bồi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi…
II. Màn sương dày dần lên khiến cảnh vật xung quanh mờ đi.
III. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
IV. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình ảnh và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ gia đình, làng xóm, họ hàng và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II
B. I, III và IV
C. III và IV
D. I và IV
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
“(1) Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
(2) Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
(3) Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
(4) Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những
(5) Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.
(Trích “Hạt giống tâm hồn”)
16. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
17. Hãy đặt tiêu đề phù hợp nhất cho câu chuyện trên.
A. Hai hạt lúa
B. Sống là cống hiến
C. Đừng sống thu mình
D. Tất cả các đáp án trên
18. Hạt lúa thứ hai có tâm trạng thế nào khi được gieo xuống đất?
A. Sợ hãi
B. Vui sướng
C. Buồn bã
D. Chán nản
19. Đoạn trích (2) sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Điệp từ
D. Nhân hóa
20. Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?
A. Sống thu mình là lối sống thất bại
B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa
C. Biết cách vun trồng hạt lúa để có vụ mùa bội thu
D. Tất cả các đáp án trên
1.2. TIẾNG ANH
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
21. Nowadays, it’s become ......... common to offer guests the Wi-Fi password along with a cup of tea.
A. increasingly
B. increased
C. increase
D. increasing
22. Before they ......... to the party, Jane all the things needed.
A. came - prepared
B. was coming - was preparing
C. came - had prepared
D. come - has prepared
23. It was so noisy outside that she couldn't concentrate .......... her work.
A. at
B. in
C. on
D. with
24. With only ............. hope, Harry didn't know how to keep going another day.
A. little
B. a little
C. few
D. a few
25. If patient 34 had reported .............., Vietnam wouldn't have had many such cross infections.
A. more truthfully
B. more truthful
C. truthfuler
D. truthfullier
Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung bộ đề nhé