Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ - Số 29

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ - Số 29 được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu trắc nghiệm phần Ngôn ngữ. Bài viết có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.

Câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ

Câu 1 (NB): Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ chứa thành ngữ?

A. Chị ngã em nâng; Ruột thắt từng cơn

B. Gà trống nuôi con; Tháng rộng năm dài

C. Một sương hai nắng; Mình hạc xương mai

D. Thẳng cánh cò bay; Nước mắt chan hòa

Câu 2 (NB): Câu thơ nào sau đây không thuộc tác phẩm Việt Nam?

A. Mày chau tay gẩy khúc sầu/Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.

B. Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng/Dân giàu đủ, khắp đòi phương

C. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

D. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Câu 3 (NB): Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được trích từ tập truyện nào?

A. Hoa dọc chiến hào

B. Nắng trong vườn

C. Lửa thiêng

D. Vang bóng một thời

Câu 4 (NB): Dòng nào sau đây chỉ chứa từ láy?

A. Nhung nhớ, ngân nga.

B. Mòn mỏi, đỏ đen.

C. Ngân nga, tươi tốt.

D. Chiều chiều, quan san.

Câu 5 (NB): Từ “Điếu phạt” trong câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) có ý nghĩa gì?

A. thương xót dân chúng

B. Thương dân, đánh kẻ có tội

C. Dẫn quân đi dẹp loạn

D. Trừng phạt kẻ thù

Câu 6 (NB): Trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, con sông Hương được miêu tả như thế nào ở đoạn thượng nguồn?

A. Như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại

B. Như một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

C. Như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại

D. Như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

Câu 7 (TH): Chi tiết “lá ngón” xuất hiện lần thứ hai trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mang ý nghĩa gì?

A. Thể hiện khát vọng tự do của nhân vật Mị

B. Thể hiện sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị

C. Thể hiện sự tê liệt về mặt tinh thần của nhân vật Mị

D. Thể hiện sự phản kháng của nhân vật Mị

Câu 8 (TH): Cảnh Đèo Ngang trong tác phẩm “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện thanh quan) được miêu tả vào thời gian nào?

A. Sáng sớm

B. Xế trưa

C. Chiều tà

D. Đêm khuya

Câu 9 (VD): Cặp quan hệ từ “càng…..càng” trong câu “Càng nhìn lại càng ngẩn ngơ/Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” (Thanh Hải) biểu thị mối quan hệ gì?

A. Nhân – quả

B. Đối lập

C. So sánh

D. Tăng tiến

Câu 10 (VD): Trong câu “Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm” (Trích Vùng biên ải, Ma Văn Kháng) đâu là thành phần trạng ngữ?

A. Trên những nương cao

B. Mạch ba góc

C. Mùa thu

D. Chín đỏ sậm

Câu 11 (NB): Chọn một từ để điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau: “Hoa lài, hoa lựu, hoa ngâu/ Sao bằng hoa bưởi thơm….dịu dàng”

A. Thơm

B. Xanh

C. Tươi

D. Lâu

Câu 12 (NB): Dòng nào sau đây không bao gồm các từ đồng nghĩa

A. To, lớn, vĩ đại, khổng lồ

B. Bé, con con, tí hon

C. Cao, lộc ngộc, lòng khòng

D. Thấp, nhỏ nhắn, nhỏ nhen

Câu 13 (NB): Câu nghi vấn “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?” (Trích Lũy làng, Ngô Văn Phú) dùng để làm gì?

A. Hỏi

B. Khẳng định

C. Phủ định

D. Cầu khiến

Câu 14 (TH): Từ “Phòng” trong câu thơ “Ta nghe hè dậy bên lòng/Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” trích từ tác phẩm “Khi con tu hú” của Tố Hữu là chỉ không gian nào?

A. Nơi tác giả sinh sống

B. Nơi tác giả làm việc

C. Nơi tác giả bị giam giữ

D. Nơi tác giả nghỉ ngơi

Câu 15 (NB): Trong các câu sau:

I. Con sông hiền hòa mang một vẻ đẹp vô cùng lãng mạng.

II. Cô gái im lặng rồi sau đó trả lời bằng một cái giọng ráo hoảnh.

III. Bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

IV. Có vẻ như một tương lai sáng lạng đang đón chờ thằng bé ở phía trước con đường.

Những câu nào mắc lỗi:

A. I và IV

B. II và III

C. I và II

D. I và III

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

(Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)

Câu 16 (NB): Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Sinh hoạt.

B. Nghệ thuật.

C. Báo chí.

D. Chính luận.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng