Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ - Số 15
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ - Số 15 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu trắc nghiệm phần Ngôn ngữ. Bài viết có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi đây để có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.
Câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Muốn lành nghề, chớ…học hỏi”
A. quản
B. nề
C. ngại
D. sợ
2. Sự biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện điều gì?
A. Ước mơ được bất tử của nhân dân
B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác
C. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám
D. Sự bền bỉ, kiên trì của cô Tấm trên con đường giành lại ngôi vị hoàng hậu
3. “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua/ Câu thơ nghĩ đắn đo không viết/ Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ:
A. Song thất lục bát
B. Lục bát
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Tự do
4. “Một tay gây dựng cơ đồ,/ Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành.” (Hoàng Trung Thông) Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. tay
B. cơ đồ
C. bể
D. sông
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương… mới” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
A. chanh
B. cau
C. cốm
D. lúa
6. “Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi/ Mau với chứ! thời gian không đứng đợi/ Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới/ Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa” (Giục giã – Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
7. Qua tác phẩm Tây Tiến, Quang Dũng thể hiện rõ điều gì?
A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
B. Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp
D. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ.
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. nhận chức
B. nhậm chức
C. chín mùi
D. thăm quan
9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Những khi ......., cô ấy thường đichùa.”
A. dảnh dỗi, vãng cảnh
B. dảnh dỗi, vãn cảnh
C. rảnh rỗi, vãng cảnh
D. rảnh rỗi, vãn cảnh
10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Nhờ sự động viên của cô giáo chủ nhiệm, Long đã tự ti và mạnh dạn thể hiện bản thân mình hơn.”
A. động viên
B. tự ti
C. mạnh dạn
D. bản thân
11. Các từ “mua bán, quần áo, tốt tươi” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy bộ phận
D. Từ láy phụ âm đầu
12. “Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng”
Đây là câu:
A. dùng sai quan hệ từ
B. thiếu vị ngữ
C. dùng sai dấu câu
D. sai logic
13. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta –Hồ Chí Minh) Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên
A. Các câu trên sử dụng phép liên kết lặp
B. Các câu trên không sử dụng phép liên kết
C. Các câu trên sử dụng phép liên tưởng
D. Các câu trên sử dụng phép liên kết thế
14. Tàu đang vào cảng ăn hàng.
Trong câu văn trên, từ “ăn” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống
B. Máy móc, phương tiện vận tải tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động
C. Nhận lấy để hưởng
D. Gắn, dính chặt vào nhau, khớp vào nhau
15. Trong các câu sau, câu nào sai:
I. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
II. Vùng đất này không chỉ tốt cho lúa.
III. Vì mùa đông đến nên cây cối đâm chồi, nảy lộc.
IV. Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta: yêu, ghét, buồn, vui, giận, hờn, hi vọng.
A. I và III
B. II và IV
C. III và IV
D. III và II
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
(1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận (…)
(2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ ?
(3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khụy ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy.
(4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên.
(Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic)
16. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
A. Biểu cảm và tự sự
B. Nghị luận và biểu cảm
C. Miêu tả và tự sự
D. Miêu tả và nghị luận
17. Theo quan điểm của tác giả, khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống thì phần thưởng chúng ta nhận được là gì?
A. Tiền bạc
B. Bạn bè
C. Sức khỏe
D. Sự mạnh mẽ
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung
- Bộ câu hỏi - Số 16
- Bộ câu hỏi - Số 17
- Bộ câu hỏi - Số 18
- Bộ câu hỏi - Số 19
- Bộ câu hỏi - Số 20
- Bộ câu hỏi - Số 21
- Bộ câu hỏi - Số 22
- Bộ câu hỏi - Số 23
- Bộ câu hỏi - Số 24
- Bộ câu hỏi - Số 25
- Bộ câu hỏi - Số 26
- Bộ câu hỏi - Số 27
- Bộ câu hỏi - Số 28
- Bộ câu hỏi - Số 29
- Bộ câu hỏi - Số 30
- Bộ câu hỏi - Số 31
- Bộ câu hỏi - Số 32
- Bộ câu hỏi - Số 33
- Bộ câu hỏi - Số 34
- Bộ câu hỏi - Số 35
- Bộ câu hỏi - Số 36
- Bộ câu hỏi - Số 37
- Bộ câu hỏi - Số 38
- Bộ câu hỏi - Số 39
- Bộ câu hỏi - Số 40
- Bộ câu hỏi - Số 41
- Bộ câu hỏi - Số 42
- Bộ câu hỏi - Số 43