Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 8

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 8 để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ đề được tổng hợp với 5 mã đề thi. Mỗi đề gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.

1. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 1

1.1. TIẾNG VIỆT

Câu 1 (NB): “Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung gì?

A. Tục ngữ về thiên nhiên.

B. Tục ngữ về lao động.

C. Tục ngữ về con người xã hội.

D. Các câu trên không có đặc điểm chung.

Câu 2 (TH): Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” trong tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão có ý nghĩa gì?

A. Diễn tả chân thực sự đông đảo và chí căm hờn của đoàn quân.

B. Nói phóng đại về sự nghiệp và sức mạnh của đội quân chính nghĩa.

C. Đề cao vai trò, tư thế của vị tướng lĩnh trước ba quân.

D. Vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất vừa khái quát hóa được sức mạnh về tinh thần của đội quân.

Câu 3 (TH): Điểm khác biệt giữa Lai Tân và Chiều tối là gì?

A. Thể thơ.

B. Ngôn ngữ.

C. Giọng điệu.

D. Tính hàm súc.

Câu 4 (TH): “Càng nhìn lại càng ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” (Theo Thanh Hải). Cặp quan hệ từ càng….càng… trong câu thơ biểu thị mối quan hệ gì?

A. Nhân – quả.

B. Đối lập.

C. So sánh.

D. Tăng tiến.

Câu 5 (NB): Tác phẩm “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được trích từ đâu?

A. Trường ca “Mặt trời khát vọng”.

B. Trường ca “Chân trời khát vọng”.

C. Tập thơ “Người chiến sĩ”.

D. Trường ca “Mặt đường khát vọng”.

Câu 6 (TH): Hình tượng người anh hùng trong “Rừng Xà Nu” và “Những đứa con trong gia đình” có gì đặc biệt?

A. Hình tượng người anh hùng bước ra từ cuộc sống đời thường, mang trong mình cả những khuyết điểm

B. Hình tượng người anh hùng với bản lĩnh và sự gan dạ.

C. Hình tượng người anh hùng với lý tưởng cao đẹp.

D. Hình tượng người anh hùng xuất hiện trong tư thế hiên ngang, bất khuất.

Câu 7 (NB): Nhận xét nào sau đây không đúng về chèo dân gian?

A. Chèo là một loại hình nghệ thuật tổng hợp.

B. Chèo thường được biểu diễn ở sân đình.

C. Chiếc roi ngựa là đạo cụ quan trọng nhất của chèo.

D. Chèo thường lấy các tích trong truyện cổ tích hay truyện thơ.

Câu 8 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

A. sưng xỉa.

B. sỉ vả.

C. xít xoa

D. sơ xẩy

Câu 9 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong đoạn sau: “Ngựa cậm cạnh chân trên sàn gỗ đòi đi khiến con trâu cũng khua sừng lịch kịch vào……….Cứ thế, cứ thế, tiếng động to dần, to dần, rồi người òa ra đường thôn, líu ríu con cái vợ chồng bồng bế, ………..nhau lên rừng, ra nương, xuống ruộng” (Theo Ma Văn Kháng).

A. dóng chuồng/dắt díu.

B. gióng chuồng/dắt díu.

C. róng chuồng/ rắt ríu.

D. dóng chuồng/ dắt ríu.

Câu 10 (TH): “Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật” (Tục ngữ). Từ “mống” trong câu trên có nghĩa là gì?

A. Đoạn mây phía chân trời.

B. Đường chân trời.

C. Đoạn cầu vồng phía chân trời.

D. Đám mây to.

Câu 11 (NB): “Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài”. “Bằng các từ ngữ sinh động” là thành phần nào của câu?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ

C. Trạng ngữ.

D. Khởi ngữ

Câu 12 (NB): “Truyện cổ tích được nhiều trẻ em yêu thích mà nhiều người lớn cũng thích đọc truyện cổ tích”. Đây là câu:

A. Thiếu chủ ngữ.

B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu quan hệ từ.

D. Sai logic.

Câu 13 (TH): Cụm từ “đòi nợ xuýt” trong câu: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy” (Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân) có ý nghĩa gì?

A. Đòi nợ một cách vô lý.

B. Đòi nợ một cách dữ tợn.

C. Đòi nợ một cách gấp gáp.

D. Đòi nợ một cách đáng sợ.

Câu 14 (TH): “Thà rằng liều một thân con/ Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Ẩn dụ.

C. Hoán dụ.

D. Điệp ngữ.

Câu 15 (NB): Trong các câu sau:

I. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

II. Cờ người là trò chơi độc đáo của người Việt Nam, mang tính trí tuệ và thể hiện nét văn hóa truyền thống Á Đông.

III. Bóng tre chùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

IV. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A

Những câu nào mắc lỗi:

A. I và III

B. II và IV

C. I và IV

D. III và IV

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết "Hạnh phúc là gì?" trên blog của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 16 Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Sinh hoạt.

B. Nghệ thuật.

C. Báo chí

D. Chính luận.

Câu 17 (NB): Câu văn số (9) sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

B. Liệt kê, điệp ngữ, tương phản - đối lập.

C. Nhân hóa, liệt kê, so sánh.

D. Ẩn dụ, tương phản, so sánh.

Câu 18 (TH): Tại sao tác giả lại "Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?

A. Vì hạnh phúc ở ngay gần chúng ta.

B. Vì hạnh phúc là những điều nhỏ nhặt nhất.

C. Vì tác giả đã nhận ra thế nào là hạnh phúc.

D. Vì chúng ta luôn than phiền về việc mình không hạnh phúc nhưng không biết rằng mình đang hạnh phúc.

Câu 19 (TH): Tác giả đã giải thích hạnh phúc bằng cách nào?

A. Đưa ra định nghĩa.

B. Đưa ra dẫn chứng.

C. Đưa ra từ đồng nghĩa.

D. Đưa ra từ trái nghĩa.

Câu 20 (TH): Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là gì?

A. Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.

B. Chúng ta cần cố gắng nắm bắt lấy hạnh phúc.

C. Hạnh phúc vốn là những thứ rất đơn giản.

D. Chúng ta cần yêu thương cha mẹ nhiều hơn.

1.2. TIẾNG ANH

Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.

Câu 21 (TH): This is the highest level of rainfall that _______ in 100 years in Vietnam since 1886.

A. records

B. have recorded

C. has been recorded

D. were recorded

Câu 22 (TH): _______ species are plant and animal species which are in danger of extinction.

A. Dangerous

B. Endangered

C. Endanger

D. Dangerously

Câu 23 (NB): Not many people find reading _______ than watching TV.

A. more interesting

B. as interestingly as

C. interesteder

D. the more interest

Câu 24 (TH): ________ of the great libraries of ancient times survived; __________ were destroyed in fires, or by volcanoes, others in wars and invasions.

A. None – some

B. Neither – many

C. Many – much

D. Some – a little

Câu 25 (TH): Thanks to the hard work of Americans across the country, the first COVID-19 vaccine has arrived _______ Montana and is ready for distribution.

A. at

B. to

C. in

D. by

2. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 2

1. 1 TIẾNG VIỆT:

Câu 1 (TH): Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện mối quan hệ chính?

A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng.

B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia đình.

C. Mối quan hệ giữa thiện và ác.

D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân chúng.

Câu 2 (NB): “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

A. Lục bát.

B. Ngũ ngôn.

C. Song thất lục bát.

D. Tự do.

Câu 3 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

A. Chất phát.

B. Trau chuốc.

C. Bàng hoàng.

D. Lãng mạng.

Câu 4 (TH): Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:

A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.

B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.

C. từ láy toàn thể.

D. từ láy bộ phận.

Câu 5 (VD): “Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh” (4).

(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong Câu 4 có nghĩa là:

A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ.

B. tư chất nghệ sĩ.

C. sự không chuyên, thiếu cố gắng.

D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.

Câu 6 (NB): Đoạn văn: “Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) đã sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép liên tưởng

Câu 7 (NB): Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?

A. Mùa xuân đã đến thật rồi!

B. Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.

C. Em bé trông dễ thương quá!

D. Bình minh trên biển thật đẹp.

Câu 8 (TH): Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?

A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc

B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ

C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ

D. Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man

Câu 9 (NB): Xác định từ sử dụng sai trong Câu sau: “Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép, đăm chiêu nhìn bức tranh treo trên tường.”

A. ria mép

B. đăm chiêu

C. nhấp nháy

D. bức tranh

Câu 10 (NB): “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Từ nào trong Câu thơ trên được dùng theo nghĩa chuyển?

A. Chạy

B. Miền Nam

C. Xe

D. Trái tim

Câu 11 (NB): Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?

A. Tày.

B. Mường.

C. Ê-đê.

D. Mnông.

Câu 12 (TH): “Mèo mả gà đồng” là:

A. Thành ngữ

B. Tục ngữ

C. Câu đố

D. Thần thoại

Câu 13 (TH): Truyện Vợ nhặt không thể hiện nội dung nào dưới đây ?

A. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ

B. Niềm lạc quan của những con người trong những hoàn cảnh khốn cùng

C. Tình yêu thương của người mẹ dành cho các con

D. Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta

Câu 14 (NB): Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Ếch ngồi đáy giếng.

D. Giấy rách phải giữ lấy lề

Câu 15 (TH): “…Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.(Mời trầu, Hồ Xuân Hương)

Từ “lại” trong Câu thơ trên có nghĩa là:

A. Sự lặp lại một vị trí, hành động, sự kiện, thuộc tính.

B. Sự di chuyển, đi lại, tăng khoảng cách.

C. Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động.

D. Sự hướng tâm, thu hẹp khoảng cách về thể tích, không gian.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bện Covid – 19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong.

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoán, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.

Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.

Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ra nhận ra con đường đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn. Lắng nghe mọi người xung quanh chúng ta thấu hiếu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây “ATM gạo”, của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn.

(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)

Câu 16 (NB): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận.

Câu 17 (NB): Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn nào trên toàn cầu?

A. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.

B. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi.

C. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.

D. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.

Câu 18 (TH): Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản?

A. Phép thế, phép nối

B. Phép thế, phép lặp

C. Phép nối, phép lặp

D. Phép lặp, phép liên tưởng.

Câu 19 (TH): Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây “ATM gạo”, của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này. “Chắc hẳn” là thành phần biệt lập gì của Câu?

A. Thành phần cảm thán

B. Thành phần tình thái

C. Thành phần gọi đáp

D. Thành phần phụ chú

Câu 20 (TH): Xác định nội dung văn bản.

A. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những cách chống chọi với đại dịch chính là quan sát, lắng nghe những gì đang diễn ra để có thể điều chỉnh phù hợp với hiện thực.

B. Hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với cuộc sống con người.

C. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến con người phải đối mặt với những thách thức lớn. Một trong những cách chống chọi với đại dịch chính là quan sát, lắng nghe những gì đang diễn ra để có thể điều chỉnh phù hợp với hiện thực.

D. Trước đại dịch Covid con người đã nhận thấy những hạn chế của bản thân và phải tìm cách chống chọi lại. Cách chống chọi lại tốt nhất là quan sát, lắng nghe tình hình đại dịch.

1.2. TIẾNG ANH

Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.

Câu 21 (TH): Kenny and I ________ pen pal friends since I ________ Singapore.

A. are/ visit

B. were/ visited

C. were/ have visited

D. have been/ visited

Câu 22 (TH): He's always busy. He has _________ time to relax.

A. much

B. little

C. a little

D. plenty of

Câu 23 (TH): The better the weather is, _________________.

A. the most crowded the beaches get

B. the most the beaches get crowded

C. the more crowded the beaches get

D. the more the beaches get crowded

Câu 24 (TH): Paul has just sold his __________ car and intends to buy a new one.

A. black old Japanese

B. Japanese old black

C. old black Japanese

D. old Japanese black

Câu 25 (NB): He is very keen ________ English, but he is not good ________ listening.

A. on/ at

B. at/ at

C. at/ on

D. on/ in

Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung bộ đề nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng