Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ - Số 9
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần ngôn ngữ - Số 9 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu trắc nghiệm phần Ngôn ngữ. Bài viết có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.
Câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ
Câu 1 (NB): Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mau sao thì nắng,…thì mưa”
A. vắng
B. thưa
C. đông
D. lặng
Câu 2 (TH): Xung đột và mâu thuẫn chính trong truyện cổ tích Tấm Cám là gì?
A. Mâu thuẫn giữa chị và em, giữa thiện và ác
B. Mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng, mâu thuẫn giữa thiện và ác
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân và vua, giữa thiện và ác
D. Mâu thuẫn giàu nghèo, giữa thiện và ác
Câu 3 (NB): “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Sông núi nước Nam)
Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Thất ngôn bát cú
Câu 4 (NB): Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Điệp ngữ
Câu 5 (NB): Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm…trời chiều” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
A. toạc
B. nát
C. toang
D. vỡ
Câu 6 (TH): “Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng/ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi/ Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/ Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” (Chiều xuân – Anh Thơ)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
Câu 7 (TH): Giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ nhặt là:
A. Cho thấy cuộc sống thê thảm của những con người nghèo khổ trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.
B. Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít
C. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói
D. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng sống của con người
Câu 8 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. đọc giả
B. hàm xúc
C. khắc khe
D. lãng mạn
Câu 9 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sự .......... của ......... đã giết chết tác phẩm của anh ấy.”
A. khắc khe, độc giả
B. khắt khe, độc giả
C. khắc khe, đọc giả
D. khắt khe, đọc giả
Câu 10 (NB): Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Giải đấu này chúng ta thăm dự chỉ trên tinh thần cọ xát là chủ yếu.”
A. giải đấu
B. thăm dự
C. cọ xát
D. chủ yếu
Câu 11 (NB): Các từ “sôi nổi, lúng túng, tưng bừng” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ láy toàn bộ
B. Từ láy bộ phận
C. Từ ghép tổng hợp
D. Từ ghép phân loại
Câu 12 (NB): “Họ không hiểu cái gì gọi là kiên trì theo đuổi ước mơ của mình?” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ
B. dùng sai dấu câu
C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ
D. sai logic
Câu 13 (VD): “Về nguồn gốc, ca Huế có hai loại: điệu Bắc và điệu Nam. Các điệu Nam, giọng réo rắt, man mác, thương cảm..., chịu ảnh hưởng của ca khúc Chiêm Thành ngày xưa. Các điệu Bắc có lẽ phỏng theo từ khúc của Trung Quốc mà ra, có giọng du dương, sôi nổi.
Ca Huế rất phong phú về làn điệu với gần một trăm ca khúc thanh nhạc và khí nhạc. Các điệu ca Huế như cổ bản, Kim tiền, Tứ đại cảnh, Lưu thuỷ, Hành vân. Nam ai, Nam thương, Nam bình, Vọng phu, v.v... đã thấm sâu vào hồn người mấy trăm năm qua.”
Nhận xét về kiểu văn bản của đoạn trích trên.
A. Văn tự sự
B. Văn biểu cảm
C. Văn thuyết minh
D. Văn nghị luận
Câu 14 (VD): Đến thời điểm hiện tại, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal được mệnh danh là "vua sân đất nện". Trước đó, cũng có nhiều tay vợt sở trường mặt sân này là Thomas Muster, Gustavo Kuerten, và Juan Carlos Ferrero. (Theo Wikipedia)
Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.
B. Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nghề nào đó.
C. Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
D. Người hay nhất, giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó.
Câu 15 (NB): Trong các câu sau:
I. Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình, là nguồn cổ vũ thế hệ trẻ tiến lên.
II. Vùng đất này không chỉ tốt cho lúa mà nó còn tốt cho cây ăn trái.
III. Vừa về đến nhà, con chó đã chạy ra mừng
IV. Mặt trời xoay quanh trái đất.
Những câu nào mắc lỗi:
A. II và IV
B. II và III
C. II và I
D. III và IV
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung
- Bộ câu hỏi - Số 10
- Bộ câu hỏi - Số 11
- Bộ câu hỏi - Số 12
- Bộ câu hỏi - Số 13
- Bộ câu hỏi - Số 14
- Bộ câu hỏi - Số 15
- Bộ câu hỏi - Số 16
- Bộ câu hỏi - Số 17
- Bộ câu hỏi - Số 18
- Bộ câu hỏi - Số 19
- Bộ câu hỏi - Số 20
- Bộ câu hỏi - Số 21
- Bộ câu hỏi - Số 22
- Bộ câu hỏi - Số 23
- Bộ câu hỏi - Số 24
- Bộ câu hỏi - Số 25
- Bộ câu hỏi - Số 26
- Bộ câu hỏi - Số 27
- Bộ câu hỏi - Số 28
- Bộ câu hỏi - Số 29
- Bộ câu hỏi - Số 30
- Bộ câu hỏi - Số 31
- Bộ câu hỏi - Số 32
- Bộ câu hỏi - Số 33
- Bộ câu hỏi - Số 34
- Bộ câu hỏi - Số 35
- Bộ câu hỏi - Số 36
- Bộ câu hỏi - Số 37
- Bộ câu hỏi - Số 38
- Bộ câu hỏi - Số 39
- Bộ câu hỏi - Số 40
- Bộ câu hỏi - Số 41
- Bộ câu hỏi - Số 42
- Bộ câu hỏi - Số 43