Đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 - Đề 35
ĐGNL năm 2025
Tìm hiểu thêmTặng thêm 15 ngày khi mua gói 4 tháng.

Trang 1
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Thời gian làm bài:
150 phút (không kể thời gian phát đề)
Tổng số câu hỏi:
120 câu
Dạng câu hỏi:
Trắc nghiệm 4 lựa chọn (Chỉ có duy nhất 1 phương án đúng) và điền đáp án đúng
Cách làm bài:
Làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm
CẤU TRÚC BÀI THI
Nội dung
Số câu
Phần 1: Ngôn ngữ
1.1. Tiếng Việt
20
1.2. Tiếng Anh
20
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số
liệu
2.1. Toán học
10
2.2. Tư duy logic
10
2.3. Phân tích số liệu
10
Nội dung
Số câu
Phần 3: Giải quyết vấn đề
3.1. Hóa học
10
3.2 Vật lí
10
3.3. Sinh học
10
3.4. Địa lí
10
3.5. Lịch sử
10

Trang 2
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1 (NB): Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh…”
A. thiên B. điền C. địa D. nông
Câu 2 (TH): Ý nghĩa nào không được thể hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu
– Trọng Thủy?
A. Bài học dựng nước B. Bài học giữ nước
C. Tình cảm cá nhân với cộng đồng D. Tình cảm anh em
Câu 3 (NB): “Không Phật, không Tiên, không vướng tục/ Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn Phú/
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” (Bài ca ngất ngưởng –
Nguyễn Công Trứ)
Đoạn thơ được viết theo thể nào?
A. Hát nói B. Phú C. Cáo D. Văn vần
Câu 4 (NB): “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” (Truyện Kiều –
Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. nội cỏ B. rầu rầu C. chân mây D. mặt đất
Câu 5 (NB): Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhưng đây cách một đầu…/ Có xa xôi mấy mà tình xa
xôi…” (Tương tư – Nguyễn Bính)
A. làng B. thôn C. đình D. đường
Câu 6 (NB): “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai/ Khăn
thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt.
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa)
Đoạn ca dao trên thuộc thể loại văn học nào dưới đây:
A. dân gian B. trung đại C. thơ Mới D. hiện đại
Câu 7 (TH): Qua bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã khắc họa điều gì?
A. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, tráng lệ và
thơ mộng.
B. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ
và thơ mộng.
C. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Nam Bộ với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ
và thơ mộng.
D. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng
lệ và thơ mộng.
Câu 8 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. bạt mạn B. chính chắn C. chua xót D. giành dật

Trang 3
Câu 9 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Tôi nghe .......... rằng chú
Long đã âm thầm ........... rồi.”
A. phong thanh, trở về B. phong thanh, chở về
C. phong phanh, trở về D. phong phanh, chở về
Câu 10 (NB): Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trên nền cỏ xanh xanh điểm xuyến những bông hoa
chăng chắng.”
A. nền cỏ B. điểm xuyến C. chăng chắng D. cả B và C
Câu 11 (NB): “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi
lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”
Từ “mợ” thuộc lớp từ nào?
A. Từ ngữ toàn dân B. Từ ngữ địa phương
C. Biệt ngữ xã hội D. Không có đáp án đúng
Câu 12 (NB): “Giữa sự náo nhiệt của khu chợ cạnh nhà và sự ồn ã của còi xe vào giờ tan tầm” Đây là
câu:
A. thiếu chủ ngữ B. thiếu vị ngữ
C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ D. sai logic
Câu 13 (VD): “Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc
rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày
và ảnh hưởng đặc biệt các đức tính của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu
“mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những
hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo
dục con cái chủ yếu trong gia đình”
(Trần Thanh Thảo)
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn:
A. Đoạn văn diễn dịch B. Đoạn văn tổng phân hợp
C. Đoạn văn quy nạp D. Đoạn văn song hành
Câu 14 (VD): Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay
trắng.
Trong câuvăn trên, từ “trắng” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Chỉ một màu sắc giống màu của vôi hoặc bông
B. Hoàn toàn không có hoặc không còn gì cả
C. Nói hết sự thật, không che giấu điều gì cả
D. Tên một nốt nhạc
Câu 15 (NB): Trong các câu sau:
Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia HCM 2025
Đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 - Đề 35 là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi đánh giá năng lực sắp tới nhé. Đề thi gồm có 40 câu hỏi phần ngôn ngữ, 30 câu hỏi phần Toán học tư duy logic phân tích số liệu và 50 câu hỏi giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây.