Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 6
Bộ đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025
Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 6 là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực sắp tới. Bộ đề được tổng hợp với 5 mã đề thi. Mỗi đề gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây.
1. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 1
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?
A. Tày.
B. Mường.
C. Ê-đê.
D. Mnông.
2. Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết
B. Truyện cười
C. Truyện cổ tích
D. Sử thi
3. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “No cơm ấm….”
A. lòng
B. bụng
C. dạ
D. cật
4. Hãy chọn đáp án đúng:
A. Năng nhặt chặt bị
B. Siêng nhặt chặt bị
C. Năng nhặt đầy bị
D. Năng nhặt chặt túi
5. “Mèo mả gà đồng” là:
A. Thành ngữ
B. Tục ngữ
C. Câu đố
D. Thần thoại
6. “… Cậy em em có chịu lời,/Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa./Giữa đường đứt gánh tương tư,/Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ?
A. lục bát.
B. ngũ ngôn.
C. song thất lục bát
D. tự do.
7. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố Hữu) thuộc dòng thơ:
A. dân gian.
B. trung đại.
C. thơ Mới.
D. cách mạng.
8. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Tôi muốn tắt… đi/Cho màu đừng nhạt mất” (Vội vàng, Xuân Diệu)
A. nắng
B. gió
C. bão
D. mây
9. Truyện Vợ nhặt không thể hiện nội dung nào dưới đây ?
A. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ
B. Niềm lạc quan của những con người trong những hoàn cảnh khốn cùng
C. Tình yêu thương của người mẹ dành cho các con
D. Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta
10. Dòng nào trong các dòng sau đây có chứa từ Hán Việt :
A. sơn hà, bảo mật, tân binh, hậu đãi, nhà cửa
B. giang sơn, nhân dân, mĩ nhân, xinh xắn, sơn hà
C. thủy cung, quốc gia, thi nhân, hữu ích, tuấn tú
D. quốc vương, buồn bã, cường quốc, anh hùng, chiến mã
11. Phát hiện lỗi sai trong câu sau : Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu cả vị ngữ và chủ ngữ
D. Thiếu vị ngữ
12. Câu “ông nói gà bà nói vịt” đề cập đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
13. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Giấy rách phải giữ lấy lề
14. “Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong suốt giải đấu, anh luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu vua phá lưới môn bóng đá nam Seagames 30.”
Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.
B. Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nghề nào đó.
C. Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
D. Tên một quân cờ trên bàn cờ vua.
15. “…Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. (Mời trầu, Hồ Xuân Hương) Từ “lại” trong câu thơ trên có nghĩa là:
A. Sự lặp lại một vị trí, hành động, sự kiện, thuộc tính
B. Sự di chuyển, đi lại, tăng khoảng cách.
C. Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động.
D. Sự hướng tâm, thu hẹp khoảng cách về thể tích, không gian.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)
16. Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
A. Nghị luận và biểu cảm
B. Miêu tả và biểu cảm
C. Nghị luận và miêu tả
D. Biểu cảm và tự sự
17. Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
A. Liệt kê, hoán dụ, nhân hóa
B. Hoán dụ, ẩn dụ, nói quá
C. Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ
D. Điệp từ, hoán dụ, liệt kê
18. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
A. Tình yêu của người lính biển
B. Những gian lao của người lính
C. Tình cảm gia đình của người lính biển
D. Những vất vả, gian lao, anh hùng của người lính biển và những tình cảm đẹp trong trái tim của họ
19. Anh chị hiểu thế nào về câu thơ “Biển một bên và em một bên
A. Người lính đang đứng giữa cô gái và biển.
B. Tình cảm đôi lứa hòa quyện với tình cảm đất nước của người lính biển.
C. Người lính đang băn khoăn không biết chọn biển hay chọn “em”
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
20. Từ “vành tang trắng” trong câu thơ thứ hai ẩn dụ cho điều gì?
A. Những mất mát, đau thương của đất nước khi trải qua những cuộc xâm lăng.
B. Nỗi đau của những gia đình mất người thân trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
C. Những mất mát của nhân dân trước sự ra đi của đồng bào.
D. Tất cả các đáp án trên.
1.2. TIẾNG ANH
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
21. Jane is a wonderful singer. Her mother tells me that she……….. professionally since she was four.
A. has been sung
B. was singing
C. is singing
D. has sung
22. It’s raining hard,…………. we can’t go to the beach.
A. but
B. so
C. or
D. and
23. The teacher wants the children to feel……….. about asking questions when they don't understand.
A. confident
B. confidence
C. confidently
D. confided
24. At this time last night, we……….. cards.
A. had been playing
B. play
C. played
D. were playing
25. Tom isn't here ……… the moment. He'll be back………. five minutes.
A. in/ on
B. at/ on
C. in/ in
D. at/ in
2. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 2
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh…”
A. thiên
B. điền
C. địa
D. nông
2. Nội dung nào dưới đây không được thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng?
A. Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt
B. Vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng
C. Tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc
D. Phê phán triều đình phong kiến
3. Trên đường hành quân xa/ Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ “Cục…cục tác cục ta” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát
B. 5 tiếng
C. 7 tiếng
D. Tự do
4. “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. mình
B. nhà
C. hoa
D. hàng
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhưng đây cách một đầu…/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” (Tương tư – Nguyễn Bính)
A. làng
B. thôn
C. đình
D. đường
6. “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt.
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa)
Đoạn ca dao trên thuộc thể loại văn học nào dưới đây:
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
7. Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm bài học gì?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người vùng biển
B. Cần nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
C. Nhẫn nại, cam chịu như người đàn bà làng chài để giữ hạnh phúc gia đình
D. Bài học về đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. mải mê
B. suông sẻ
C. vô hình chung
D. vãn cảnh
9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Tôi nghe rằng chú Long đã âm thầm rồi.”
A. phong thanh, trở về
B. phong thanh, chở về
C. phong phanh, trở về
D. phong phanh, chở về
10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trên nền cỏ xanh xanh điểm xuyến những bông hoa chăng chắng.”
A. nền cỏ
B. điểm xuyến
C. chăng chắng
D. cả B và C
11. Các từ “luộc khoai, đạp xe, rán bánh, nướng bánh” thuộc nhóm từ nào?
A. Hai từ đơn
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ ghép tổng hợp
D. Từ láy
12. “Anh ấy được khen thưởng hai lần trong năm nay: một lần vào tháng ba, một lần vào miền Bắc” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ
B. thiếu vị ngữ
C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ
D. sai logic
13. “Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình”
(Trần Thanh Thảo)
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn:
A. Đoạn văn diễn dịch
B. Đoạn văn tổng phân hợp
C. Đoạn văn quy nạp
D. Đoạn văn song hành
14. Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay trắng.
Trong câuvăn trên, từ “trắng” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Chỉ một màu sắc giống màu của vôi hoặc bông
B. Hoàn toàn không có hoặc không còn gì cả
C. Nói hết sự thật, không che giấu điều gì cả
D. Tên một nốt nhạc
15. Trong các câu sau:
V. Anh ấy bị hai vết thương: một vết thương ở đùi, một vết ở Quảng Trị.
W. Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
X. Trong lúc lúng túng, tôi không biết xử trí ra sao.
Y. Ông đã dùng cả thuốc tiêm lẫn thuốc kháng sinh nên vẫn không khỏi bệnh. Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II
B. I, III và IV
C. III và IV
D. I và IV
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 16 đến 20:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
(Trích – Nguyễn Đình Thi, NXB Giáo Dục Việt Nam)
16. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
17. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
A. Sự xót xa về những nỗi đau của đất nước.
B. Lòng căm phẫn của tác giả đối với giặc ngoại xâm.
C. Tình cảm yêu mến, tự hào, biết ơn của tác giả đối với đất nước.
D. Tình yêu gia đình của tác giả.
18. Tìm những biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng trong những câu thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát N
hững dòng sông đỏ nặng phù sa.
A. Hoán dụ, liệt kê, nhân hóa
B. Điệp ngữ, liệt kê
C. Nói quá, câu hỏi tu từ
D. So sánh, chơi chữ, liệt kê
19. Tác phẩm được viết theo thể thơ gì?
A. 5 chữ
B. 7 chữ
C. 8 chữ
D. Tự do
20. Biện pháp điệp ngữ trong khổ thơ đầu thể hiện điều gì?
A. Tạo nhịp điệp cho lời thơ
B. Nhấn mạnh niềm tự hào của tác giả về đất nước ta
C. Nhấn mạnh quan điểm của tác giả về chủ quyền dân tộc
D. Tất cả các phương án trên.
1.2. TIẾNG ANH
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
21. Sometimes she does not agree………. her husband about child reading but they soon find the solutions.
A. with
B. for
C. on
D. of
22. This is the second time you………..your door key.
A. are losing
B. lose
C. lost
D. have lost
23. ….……. the shops in the city center close at 5.30.
A. Many
B. Much of
C. Some
D. Most of
24. The more you study during this semester,…….. the week before the exam.
A. you have to study the less
B. the less you have to study
C. the least you have to study
D. the study less you have
25. For example, the………. in a monkey family, such as between brother and sister, are often very close.
A. relatives
B. relation
C. relate
D. relationships
Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ bộ đề nhé