Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ - Số 5

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Sử dụng ngôn ngữ

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ - Số 5 có đáp án là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi đánh giá năng lực sắp tới. Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu trắc nghiệm phần Ngôn ngữ. Bài viết có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Ngôn ngữ

1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm…nước”

A. vơi

B. đọng

C. đầy

D. ngập

2. Ý nghĩa của truyện Tấm Cám là?

A. Phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc

B. Phản ánh ước mơ được giàu sang

C. Phản ánh ước mơ về sự hóa thân của con người

D. Phản ánh khát vọng tình yêu đôi lứa

3. Thôn hậu thôn tiềm đạm tự yên/ Bán vô bán hữu tịch dương biên/ Mục đồng địch lí ngưu quy tận/ Bạch lộ song song phi hạ điền” (Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông)

Bài thơ được viết theo thể thơ:

A. Lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn

D. Thất ngôn bát cú

4. “Cũng nhà hành viện xưa nay,/ Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

A. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

B. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

C. “tay”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

D. “tay” chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Gió…là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” (Tương tư

– Nguyễn Bính)

A. trăng

B. sao

C. mây

D. mưa

6. “Nào đâu cái yếm lụa sồi?/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân / Nào đâu cái áo tứ thân?/ Cái khan mỏ quạ, cái quần nái đen?”(Chân quê – Nguyễn Bính)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. trung đại

C. thơ Mới

D. hiện đại

7. Qua tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân ca ngợi điều gì?

A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc

B. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ

C. Lòng yêu nước của những con người Tây Nguyên

D. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ

8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

A. Chỉnh chu

B. Chỉn chu

C. Trỉnh tru

D. Trỉn tru

9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sau khi đã suy nghĩ ...., anh ấy mới quyết địnhcâu chuyện với những người thân yêu”

A. chín mùi, chia sẻ

B. chín muồi, chia sẻ

C. chín muồi, chia sẽ

D. chín mùi, chia sẽ

10. Từ nào sau đây không chứa các yếu tố đồng nghĩa với các từ còn lại?

A. Thu thuế

B. Thu mua

C. Mùa thu

D. Thu chi

11. Các từ: “Bồ hóng, xà phòng, ti vi” là:

A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau

B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau

C. Từ đơn đa âm

D. Từ láy

12. “Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình”

Đây là câu:

A. thiếu chủ ngữ

B. thiếu vị ngữ

C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ

D. sai logic

13. “Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại”

Nhận xét về kết cấu của đoạn văn trên.

A. Quy nạp

B. Tổng phân hợp

C. Diễn dịch

D. Song hành

14. Trong các từ Hán Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là gió?

A. Phong phú

B. Tiên phong

C. Cuồng phong

D. Cao phong

15. Trong các câu sau:

I. Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc và bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.

II. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”.

III. Mẹ tôi đi chợ về muộn nên vội vàng vào bếp nấu nướng mà chẳng kịp nghỉ ngơi.

IV. Anh ấy ra đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Những câu nào mắc lỗi?

A. I và IV

B. I và II

C. I và III

D. II và III

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”

(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)

16. Đoạn văn trên được viết theo phong các ngôn ngữ nào?

A. Phong cách sinh hoạt

B. Phong cách nghệ thuật

C. Phong cách chính luận

D. Phong cách khoa học

17. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?

A. Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh

B. Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích

C. Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận

D. Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích

18. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

A. Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động

B. Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả

C. Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích

D. Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn

19. Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”.

A. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.

B. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.

C. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

D. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

20. Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Thầy bói xem voi

C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

D. Ếch ngồi đáy giếng

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng