Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các bài toán chuyển động Toán lớp 5

Các dạng Toán về chuyển động lớp 5 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập liên quan đến chuyển động, vận tốc, quãng đường, thời gian. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập, củng cố và nâng cao thêm kiến thức đã học trong chương trình Toán lớp 5, Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo chi tiết.

A. Mối quan hệ giữa vận tốc, quãng đường và thời gian

S = v x t

Trong đó S là chiều dài của quãng đường, v là vận tốc và t là thời gian

Tham khảo chi tiết các công thức tại đây:

B. Các dạng toán về chuyển động lớp 5

I. Dạng 1: Bài toán chỉ có một vật tham gia chuyển động

1. Kiến thức cần nhớ

+ Thời gian đi = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ (nếu có).

+ Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

+ Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có).

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một ô tô đi quãng đường dài 225 km. Lúc đầu xe đi với vận tốc 60 km/giờ. Sau đó vì đường xấu và dốc nên vận tốc giảm xuống chỉ còn 35 km/giờ. Và vì vậy xe đi quãng đường đó hết 5 giờ. Tính thời gian xe đi với vận tốc 60km/giờ ?

Bài 2: Một người đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ. Lúc trở về do ngược gió mỗi giờ người ấy đi chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian lúc về lâu hơn 1 giờ. Tính quãng đường AB?

II. Dạng 2: Bài toán hai vật chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau

1. Kiến thức cần nhớ

+ Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : hiệu vận tốc

+ Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau

+ Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau hiệu vận tốc

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12 km/giờ. Cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B 48 km với vận tốc 36 km/giờ đuổi theo xe đạp. Hỏi sau bao lâu thì xe máy đuổi kịp xe đạp?

Bài 2: Lúc 6giờ 30phút, Lan đi học đến trường bằng xe đạp với vận tốc 16km/giờ, trên con đường đó, lúc 6 giờ 45 phút mẹ Lan đi bằng xe máy với vận tốc 36km/giờ. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách nhà bao nhiêu kilômét ?

III. Dạng 3: Bài toán hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau

1. Kiến thức cần nhớ

+ Thời gian gặp nhau = quãng đường : tổng vận tốc

+ Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian gặp nhau

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/ giờ. Sau 2 giờ, một người khác đi xe máy từ B đến A với vận tốc 35 km/giờ. Biết quãng đường từ A đến B dài 118km. Hỏi đến maáy giờ hai người gặp nhau ?

Bài 2: Lúc 7 giờ sáng, người thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc 20 km/giờ. Cùng lúc tại B, người thứ hai đi cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ nhất , với vận tốc 12 km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB= 6km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?

IV. Dạng 4: Bài toán chuyển động trên dòng nước

1. Kiến thức cần nhớ

+ Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.

+ Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước.

+ Vxuôi = Vvật + Vdòng.

+ Vngược = Vvật – Vdòng.

+ Vdòng = (Vxuôi – Vngược) : 2

+ Vvật = (Vxuôi + Vngược) : 2

+ Vxuôi – Vngược = Vdòng x 2

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một ca nô xuôi khúc sông AB hết 4 giờ và ngược khúc sông hết 6 giờ. Tính chiều dài khúc sông đó, biết rằng vận tốc dòng nước là 100m/phút?

Bài 2: Một thuyền đi xuôi dòng từ A đến B mất 32 phút, ngược dòng từ B về A hết 48 phút. Hỏi một cụm bèo trôi từ A đến B mất thời gian bao lâu?

V. Dạng 5: Chuyển động có chiều dài đáng kể

1. Kiến thức cần nhớ

+ Đoàn tàu có chiều dài bằng L chạy qua một cột điện

Thời gian chạy qua cột điện = L : vận tốc đoàn tàu

+ Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một cái cầu có chiều dài d

Thời gian chạy qua cầu = (L + d) : vận tốc đoàn tàu

+ Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài của ô tô là không đáng kể)

Thời gian đi qua nhau = cả quãng đường : tổng vận tốc

+ Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một ô tô chạy cùng chiều (chiều dài ô tô là không đáng kể)

Thời gian đi qua nhau = cả quãng đường: hiệu vận tốc

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một đoàn tàu chạy qua một cột điện hết 8 giây. Cũng với vận tốc đó đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu.

Bài 2: Một xe lửa vượt qua cây cầu dài 450m mất 45 giây, vượt qua một trụ điện hết 15 giây. Tính chiều dài của xe lửa.

VI. Dạng 6: Chuyển động lên dốc, xuống dốc

1. Kiến thức cần nhớ

+ Nếu vật chuyển động cả đi và về trên đoạn đường đó thì quãng đường lên dốc bằng quãng đường xuống dốc và bằng quãng đường S

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một người đi xe máy từ A đến B gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Khi đi từ A đến B mất 3,5 giờ, khi trở về mất 4 giờ. Vận tốc khi lên dốc là 25km/giờ, vận tốc khi xuống dốc gấp đôi. Tính quãng đường AB?

Bài 2: Một người đi bộ từ A đến B, rồi lại trở về A mất 4giờ 40 phút. Đường từ A đến B lúc đầu là xuống dốc tiếp đó là đường bằng rồi lại lên dốc. Khi xuống dốc người đó đi với vận tốc 5km/giờ, trên đường bằng với vận tốc 4km/giời và khi lên dốc với vận tốc 3km/giờ. Hỏi quãng đường bằng dài bao nhiêu biết quãng đường AB dài 9km.

VII. Dạng 7: Vận tốc trung bình

1. Kiến thức cần nhớ

+ Một vật đi hết quãng đường S1 với vận tốc v1mất thời gian t1, đi hết quãng đường S2 với vận tốc v2 mất thời gian t2 thì vận tốc trung bình là:

{v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{{v_1} \times {t_1} + {v_2} \times {t_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{{v_1} \times {t_1} + {v_2} \times {t_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một người đi bộ từ A đến B rồi lại quay trở về A. Lúc đi với vận tốc 6km/giờ nhưng lúc về đi ngược gió nên chỉ đi với vận tốc 4km/giờ. Hãy tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của người âý.

Bài giải:

Đổi 1 giờ = 60 phút

1km dường lúc đi hết: 60 : 6 = 10 (phút) 1 km đường về hết: 60 : 4 = 15 (phút)

Người âý đi 2km (trong đó có 1km đi và 1km về) hết: 10 + 15 = 25 (phút)

Người ấy đi và về trên đoạn đường 1km hết: 25 : 2=12,5(phút)

Vận tốc trung bình cả đi và về là: 60 : 12,5 = 4,8 (km/giờ)

Bài 2: Một ô tô đi trên quãng đường AB dài 168km. Nữa quãng đường đầu với vận tốc 40km/giờ. Nữa quãng đường sau vời vận tốc 60km/giờ. Tính vận tốc trung bình khi ô tô đi trên quãng đường đó?

VIII. Dạng 8: Chuyển động của kim đồng hồ

1. Kiến thức cần nhớ

+ Dạng 1: hai kim trùng khít lên nhau

- Trường hợp 1: Khoảng cách giữa hai kim lớn hơn 0 (hai kim ban đầu chưa trùng nhau): Ta lấy khoảng cách giữa hai kim chia cho hiệu vận tốc của chúng

- Trường hợp 2: Khoảng cách giữa hai kim lớn hơn 0 (hai kim ban đầu đã trùng nhau): Ta lấy 1 cộng với số thời gian ít nhất để hai kim trùng khít lên nhau biết hiện tại lúc đó là 1 giờ đúng

+ Dạng 2: Hai kim vuông góc với nhau

- Trường hợp 1: Khoảng cách giữa 2 kim nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 vòng đồng hồ: Ta lấy khoảng cách giữa 2 kim cộng 1/4 rồi chia cho hiệu vận tốc của chúng

- Trường hợp 2: Khoảng cách giữa 2 kim lớn hơn 1/4 vòng đồng hồ và nhỏ hơn hoặc bằng 3/4 vòng đồng hồ: Ta lấy khoảng cách giữa 2 kim trừ 1/4 rồi chia cho hiệu vận tốc của chúng

- Trường hợp 3: Khoảng cách giữa 2 kim lớn hơn 3/4 vòng đồng hồ: Ta lấy khoảng cách giữa hai kim trừ 3/4 rồi chia cho hiệu vận tốc của chúng

+ Dạng 3: Hai kim thẳng hàng với nhau

- Trường hợp 1: Khoảng cách giữa 2 kim nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 vòng đồng hồ: Ta lấy khoảng cách giữa 2 kim cộng 1/2 rồi chia cho hiệu vận tốc giữa chúng

- Trường hợp 2: Khoảng cách giữa 2 kim lớn hơn 1/2 vòng đồng hồ: Ta lấy khoảng cách giữa 2 kim trừ 1/2 rồi chia cho hiệu vận tốc giữa chúng

+ Dạng 4: Hai kim chuyển động đổi chỗ cho nhau: Ta lấy 1 chia cho tổng vận tốc của hai kim

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Bây giờ là 7 giờ. Hỏi sau ít nhất bao lâu kim phút lại trùng lên kim giờ?

Phân tích bài toán: Kim phút và kim giờ chuyển động vòng tròn nên đây là dạng toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau có khoảng cách ban đầu là 7/12 vòng đồng hồ và hiệu vận tốc là 11/12 vòng đồng hồ (do cứ mỗi giờ kim phút đi được 1 vòng đồng hồ còn kim giờ chỉ đi được 1/12 vòng đồng hồ nên trong một giờ kim phút đi nhanh hơn kim giờ là: 1 – 1/12 = 11/12 vòng đồng hồ.)

Bài giải

Bài 2: Lan ngồi làm bài văn cô giáo cho về nhà. Khi Lan làm xong bài thì thấy vừa lúc hai kim đồng hồ đã đổi chỗ cho nhau. Hỏi Lan làm bài văn hết bao nhiêu phút ?

C. Bài tập về chuyển động lớp 5 nâng cao

Bài 1: 

Một ô tô con dự định đi từ A đến B hết 3 giờ. Nếu ô tô đó tăng vận tốc thêm 9km/giờ thì đi từ A đến B chỉ mất 2 giờ 30 phút. Tính độ dài quãng đường AB.

Bài 2:

Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc. Một người đi từ A, Một người đi từ B, Sau 20 phút thì họ gặp nhau, Vận tốc người A đi hơn vận tốc người B đi là 2km/giờ. Tính vận tốc của mỗi người biết quãng đường AB dài 16km.

Bài 3:

Một người đi từ A đến B thì hết 5 giờ, một người khác đi từ B về A thì mất 3 giờ. Hỏi nếu hai người đó khởi hành cùng một lúc đi ngược chiều nhau thì sau bao lâu sẽ gặp nhau?

------------

Cùng VnDoc tham khảo thêm: Giải bài tập Toán lớp 5giải SBT Toán lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
278
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 卐Ngọc Diệp
    卐Ngọc Diệp

    bài sai r nhá😠

    Thích Phản hồi 04/05/22
    • Huy Dung
      Huy Dung

      sai cái nịt


      Thích Phản hồi 17/05/22
      • NGUYỄN ĐỨC HUY
        NGUYỄN ĐỨC HUY

        ừa


        Thích Phản hồi 19/03/23
    • trân vũ
      trân vũ

      sai chỗ nào😲

      Thích Phản hồi 04/05/23
      • Nghin Dinh
        Nghin Dinh

        Quá chuẩn 

        Thích Phản hồi 07/05/23
        • Huy Quach
          Huy Quach

          chuẩn quá luôn

          Thích Phản hồi 06/06/23
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Toán lớp 5 nâng cao

      Xem thêm